Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
28/04/2022 14:18:52

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh qua truyện ngắn “

Câu 2 (10,0 điểm):
 
“ Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuy"
 
(T.Sêkhop)
 
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh qua truyện ngắn “
 
chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Giúp mình với
1 trả lời
Hỏi chi tiết
109
1
0
Mai
28/04/2022 14:21:40
+5đ tặng
Mở bài Dẫn dắt, nêu ý kiến Thân bài 1.Giải thích ý kiến: - Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. -> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người. - Trong truyện ngắn “Lão Hạc” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nam Cao chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những con người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX. Phân tích, chứng minh: *Lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện ở sự đồng cảm với những cuộc đời, số phận nghèo khổ qua các nhân vật trong truyện: Lão Hạc một người nông dân có cuộc đời nghèo khổ, cô độc: vợ mất sớm ở vậy nuôi con, khi con lớn không đủ tiền lấy vợ nó phẫn chí đi phu đồn điền cao su bỏ lão một mình với con chó Vàng; đói kém, bệnh tật lão cùng đường không còn gì để sống và vì muốn giữ trọn mảnh vườn cho con lão phải ăn bả chó để tự vẫn. Cuộc đời lão Hạc thật bi thảm…Ông giáo- một trí thức nghèo cũng không khỏi cảnh nghèo khó, khốn cùng phải bán đi cả những quyển sách quí giá cuối cùng của cuộc đời vì con.Các nhân vật trong truyện được Nam Cao miêu tả không chỉ phản ánh chân thực số phận con người, mà trong mỗi lời văn còn thấm đẫm sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu những nỗi cùng cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng. Từ sự cảm thông sâu sắc ây, nhà văn cũng tố cáo xã hội phong kiến, những hủ tục lạc hậu đã đẩy người dân đến bước đường cùng. *Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao còn là sự ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh bần hàn, cơ cực nhất: + Tấm lòng nhân hậu của lão Hạc qua cách đối xử của lão với con chó Vàng đầy tình thương “ lão gọi nó là cậu Vàng…”. Lão trăn trở, buồn đau, day dứt khi phải bán nó “ Lão cười như mếu….” “A! Lão già tệ lắm…”. +Lòng tự trọng, sự lương thiện sáng ngời ngay cả khi nghèo đói, cơ cực nhất. Lão Hạc thà nhịn đói chứ nhất quyết không dựa vào lòng tốt của ông giáo “ lão từ chối gần như hách dịch” ; không muốn phiền lụy đến hàng xóm, gửi tiền lại“ lo hậu sự”; thà chết chứ không chịu ăn cắp như Binh Tư, không tiêu vào tiền bòn vườn của con….Nam Cao không chỉ nhận thấy mà còn chỉ ra cho người đọc thấy trong cái hình hài gầy gò, già nua khắc khổ của lão nông ấy là một tâm hồn cao thượng biết bao nhiêu. +Trong cảnh đời nghèo khổ của những con người lao động, nhà văn cũng khắc họa được vẻ đẹp cao quý nhất của con người, đó là tình yêu thương: Đó là tình làng xóm sâu đậm. Ông giáo dù nghèo đến khánh kiệt vẫn muốn được sẻ chia, giúp đỡ , an ủi, động viên lão Hạc. Đó là tình thương yêu sâu nặng của người cha suốt đời hi sinh vì con của lão Hạc. Lão hi sinh cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc riêng tư để nuôi con lớn khi vợ lão mất sớm. Lão thương con đến quăn lòng khi không lo được hạnh phúc cho con,. Lão quyết không ăn vào tiền của con khi không còn gì sinh sống. Lão thà chết để giữ trọn mảnh vườn cho có kế sinh nhai sau này. *Lòng nhân đạo của tác giả còn được thể hiện ở thái độ trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người về một tương lai tốt đẹp. Mặc dù tác phẩm có một cái kết đau thương: lão Hạc chết, hay như người ta vẫn nói “ cao su đi dễ khó về…”, nhưng Nam Cao cùng nhân vật tin tưởng và hi vọng về những điều tốt đẹp. Đó là niềm hi vọng của lão Hạc về cuộc sống cho đứa con trai “đến lúc nó về…có chút vốn mà làm ăn”. Niềm khao khát, hi vọng ấy được gửi gắm cho ông giáo “ lão đừng lo …khi con trai lão về tôi sẽ trao cho hắn..” Đánh giá: Bằng cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn trong cách chọn ngôi kể, kết hợp nhuần nhuyễn kể với miêu tả ,biểu cảm và bình luận; cách xây dựng nhân vật đến mức điển hình, nhà văn Nam Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo khi viết về con người Việt nam trong xã hội trước Cách mạng. Ông không chỉ nhìn, miêu tả họ bằng cái nhìn nhân ái. Mà ông còn khẳng định về một thái độ sống, một cách ứng xử nhân đạo. Và ông cũng giúp cho người đọc biết đặt mình vào những cảnh ngộ cụ thể để cảm thông , thấu hiểu, trân trọng, nâng niu những điều đáng quí ở những con người quanh ta. Kết bài -Khẳng định vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính -Liên hệ bản thân về cách nhìn, cách cảm, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo