Nhận xét SGK toán lớp 1GDPT 2018(mới) và SGK toán lớp 1 cũ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1) Về thời lượng: Chương trình môn Toán lớp 1 mới giảm 01 tiết/tuần (cả năm giảm 35 tiết), việc giảm tiết này là nhằm giảm tải cho học sinh lớp 1.
2) Về nội dung: Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 mới được cấu trúc thành 2 mạch kiến thức:
- Số và phép tính
- Hình học và Đo lường.
Còn chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành được cấu trúc thành 4 mạch kiến thức:
Chương trình môn Toán lớp 1 mới không có riêng mạch kiến thức “Giải bài toán có lời văn”, nhưng nội dung này được đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức.
Trong nội dung Hình học của chương trình môn Toán lớp 1 mới có đề cập đến yêu cầu: Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian như: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa. Nội dung này không có trong chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành. Ngoài ra, so với chương trình hiện hành, nội dung hình học không gian đã được đưa vào sớm hơn, ngay từ lớp 1.
Đặc biệt, trong chương trình môn Toán lớp 1 mới, cũng như các lớp khác, có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong phần này, đã gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Những điểm nhấn về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phải tổ chức cho học sinh hoạt động (với đồ vật thật, mô hình, kí hiệu toán học,…). Cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giao tiếp, hợp tác, lập luận, tranh luận. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, cần tổ chức cho học sinh lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu diễn toán học từ hình thức này sang hình thức khác.
- Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học.
- Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm.
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tuy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp,…, mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
- Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |