LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (10-15 câu) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo " Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,"

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

1.Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (10-15 câu) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo " Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.391
0
1
kngn
30/04/2022 17:37:58
+5đ tặng
Có một bài học mà người ta luôn luôn phải gi nhớ, đó là bài học về cách đánh giá, nhìn nhận một con người. Khi đánh giá về một ai đó, chúng ta không nên chỉ nhìn vào những lầm lỗi của họ mà cần phải suy xét một cách thấu đáo để có cái nhìn đúng nhất về họ. Trong câu chuyện " Tờ giấy trắng ", thày giáo đã đưa ra một bài học vô cùng sâu sắc cho học sinh về diều này : " Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thày mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng xanh ta có thể viết lên đó những điều có ích ". Theo như lời thày giáo thì  “vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người.Còn “Tờ giấy trắng” thì  tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người.Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vì có một dấu chấm đen nhỏ đã đem lại bài học sâu sắc cho chúng ta về cách đánh giá và nhìn nhận một con người.Đó là cái nhìn toàn diện, nhiều chiều và cái nhìn bao dung đối với những sai lầm của người khác. Như chúng ta đã biết thì con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. . Cùng với đó, ta phải  nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung.Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tình thương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thức tỉnh, giác ngộ ra nhiều điều. Dù vậy nhưng đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Và lời dạy của thày giáo chính là chân lí để con người nhìn vào và tự điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Nguyễn
30/04/2022 23:18:11
+4đ tặng

Giới thiệu vấn đề:

- Có một lời khuyên của thầy giáo nói với học sinh " Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời."

- Khẳng định điều này là vô cùng đúng đắn.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích từ cách nhìn: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…

- “Vệt đen”: những lỗi lầm những điều chưa tốt, chưa hoàn hảo ở một con người

- “Tờ giấy trắng” những điều tốt, những khoảng trống trong tâm hồn một người có thể tạo dựng vun đắp để tạo nên những điều tốt đẹp

=> Ý kiến của thầy giáo là một lời khuyên vô cùng đúng đắn: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều có những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

Bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện:

+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng , cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn nhận chủ quan của bản thân.

+ Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội.

+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Và quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.

+ Phản đề : Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,…

Liên hệ và rút ra bài học:

+ Cuộc sống vốn muôn màu, muôn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề không được vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân.

+ Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật, hiện tượng, con người…. Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả.


Mục lục nội dung
Bài văn mẫu tham khảo Trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo
Bài văn mẫu tham khảo Trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo

      Có một bài học mà người ta luôn luôn phải gi nhớ, đó là bài học về cách đánh giá, nhìn nhận một con người. Khi đánh giá về một ai đó, chúng ta không nên chỉ nhìn vào những lầm lỗi của họ mà cần phải suy xét một cách thấu đáo để có cái nhìn đúng nhất về họ. Trong câu chuyện " Tờ giấy trắng ", thày giáo đã đưa ra một bài học vô cùng sâu sắc cho học sinh về diều này : " Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thày mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng xanh ta có thể viết lên đó những điều có ích ". Theo như lời thày giáo thì  “vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người.Còn “Tờ giấy trắng” thì  tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người.Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vì có một dấu chấm đen nhỏ đã đem lại bài học sâu sắc cho chúng ta về cách đánh giá và nhìn nhận một con người.Đó là cái nhìn toàn diện, nhiều chiều và cái nhìn bao dung đối với những sai lầm của người khác. Như chúng ta đã biết thì con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. Vì thế, khi nhìn nhận đánh giá một con người phải nhìn nhận ở nhiều phương diện: bề nổi, bề sâu, nhất là những mặt tốt mang tính căn bản. Cùng với đó, ta phải  nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung.Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tình thương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thức tỉnh, giác ngộ ra nhiều điều. Dù vậy nhưng đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Trước cái ác, cái xấu cần có thái độ đấu tranh nghiêm túc, triệt để.Tóm lại, câu chuyện ngắn gọn nhưng đã đem đến cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá về con người và cuộc đời bằng đôi mắt của tình thương, bao dung. Và lời dạy của thày giáo chính là chân lí để con người nhìn vào và tự điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.



arrow_forward_ios前往頁面
Powered by 
GliaStudio
TẢI VỀ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư