1/ Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
– Sản lượng thủy sản tăng nhanh (năm 2005 gấp 3,9 lần năm 1990), đạt gần 3,5 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
– Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm.
– Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
*Về Cơ cấu sản lượng :
– Đánh bắt luôn chiếm ưu thế. Điều này vì nguồn lợi thủy sản ở biển nước ta rất phong phú và là cơ sở cho hoạt động đánh bắt.
– Tuy nhiện, có sự thay đổi cơ cấu thủy sản theo hướng tăng nhanh sản lượng nuôi trồng (từ 18,2% năm 1990 lên 42,6% năm 2005) và giảm dần sản lượng đánh bắt (81,8% năm 1990 lên 57,4% năm 2005)
+ Khai thác thuỷ sản
– Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
– Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
– Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước).
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Nuôi tôm
– Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, …) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
– Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
– Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
– Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%).
+ Nuôi cá nước ngọt
– Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
– Nổi bật là An Giang về nuôi cá tra, cá basa, tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 nghìn tấn.