Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 2 khổ thơ cuối của bài thơ Quê Hương ( Tế Hanh )

Phân tích 2 khổ thơ cuối của bài thơ Quê Hương ( Tế Hanh )
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.589
2
0
Tr Hải
02/05/2022 08:56:44
+5đ tặng

Nhà thơ Thanh Thảo có đôi lời nhận xét về nhà thơ Tế Hanh rằng: “Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự mộc mạc, chân thành, vì sự trong trẻo, giản dị như một dòng sông”. Nếu để nói về vị trí của ông trong thơ Mới thì ta có thể dùng hai từ “bình lặng”, hồn thơ ông không bật lên mạnh mẽ như cái cuồng nhiệt, say mê của Xuân Diệu, cũng không đủ kỳ dị, điên cuồng như Hàn Mặc Tử, không gây ấn tượng sâu sắc bởi sự “quê mùa” của Nguyễn Bính, và cũng chẳng có cái buồn thiên thu của Huy Cận.

Thế nhưng sau tất cả chưa bao giờ người ta quên đi Tế Hanh, một nhà thơ có chất giọng hồn nhiên, phong độ sáng tác đều đều, và mỗi tập thơ của ông đều được ghi dấu bằng một vài bài thơ đáng nhớ, đủ để ghi vào lòng độc giả những cảm xúc mới mẻ, tinh tế của một hồn thơ trẻ. Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.

Quê hương dù được sáng tác vào những năm đầu khi Tế Hanh chập chững đặt những dấu chân đầu tiên trên thi đàn Việt Nam, cụ thể là trong phong trào thơ Mới thế nhưng bản thân tác phẩm đã đem đến những nguồn cảm xúc mới lạ, đồng thời cũng thể hiện được cái tài năng và duyên đặc biệt của nhà thơ đối với quê hương, một khái niệm rất đỗi thân thuộc nhưng không phải nhà thơ nào cũng đủ tinh tế để viết về nó một cách mềm mại và sâu sắc.

Khi nhận định về Tế Hanh và Quê hương Hoài Thanh đã viết rằng: “Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương... Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy mờ mờ…”. Mà sở dĩ có được ánh nhìn sâu sắc như vậy cũng bởi ông có sẵn một tâm hồn tha thiết sâu nặng với cuộc đời với quê hương và đất nước.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu khái quát về làng quê “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, với giọng thơ rất đỗi nhẹ nhàng tình cảm tựa như một lời tự sự chân thành. Nhưng đó không chỉ là một lời giới thiệu, mà hơn thế nữa nó còn gợi ra dáng hình của quê hương, đó một làng chài “nước bao vây” tựa như một cù lao nổi lên trên sông dập dềnh sóng nước.

Nó cũng gợi ra những đặc điểm về vị trí địa lý, về khoảng cách từ làng ra tới biển cả bằng cụm từ “cách biển nửa ngày sông”, và cũng chỉ ra đó là một làng quê nghèo làm ăn sinh sống bằng nghề chài lưới vất vả. Tất cả đều được Tế Hanh dùng những từ ngữ giản dị, mộc mạc với lối ăn sóng nói gió đậm chất miền biển để diễn tả về một quê hương đầy tha thiết, với đôi mắt mặn nồng yêu thương.

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”

Với một người con miền biển có lẽ rằng cảnh dong thuyền đi đánh cá của ngư dân đã in sâu vào trí óc, thế nên Tế Hanh đã ghi lại bằng những cảm xúc dạt dào, trong sáng với những hình ảnh đầy chất thơ. Đó là một buổi sáng đẹp, trời trong xanh, gió hiu hiu thổi, ánh nắng ban mai ráng hồng trên khắp cả làng chài, và dưới khung cảnh tuyệt đẹp ấy những người thanh niên khỏe khoắn tràn đầy sức sống, bắt đầu công việc của mình với khí thế sôi nổi, rộn ràng.

“Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. Khung cảnh lao động dưới ánh mắt của nhà thơ diễn ra thật mạnh mẽ, tràn đầy khí thế, dưới sự hợp sức đầy quyết tâm của những chàng trai làng chài chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến.

Có thể nói rằng con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển. Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá.

Nhưng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả khí thế sôi nổi lúc ra khơi, mà Tế Hanh còn rất tinh tế và khéo léo trong việc vận dụng thủ pháp so sánh giữa “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”. Có thể nói rằng đây là đột phá nghệ thuật trong phong cách thơ của tác giả, lấy cái hữu hình đem so sánh với cái trừu tượng vốn tưởng là điều không thể nhưng Tế Hanh đã làm được mà còn làm rất xuất sắc.

Ông đã vẽ ra dáng hình mảnh hồn của làng chài miền biển một cách rất thần tình, tinh tế. Cánh buồm trắng mang theo mảnh hồn, mảnh tình, thấm đẫm tình cảm của quê hương, luôn theo sát từng bước chân ngư dân trong công cuộc lao động. Ở đó dung hòa nhiều thứ tình cảm đó là nỗi mong đợi, hy vọng thiết tha của những người ở lại và cả nỗi nhớ da diết, một lòng hướng về quê hương của những người đang lao động ngoài khơi xa.

Hình ảnh so sánh độc đáo đã mang về cho vần thơ của Tế Hanh sự lãng mạn, bay bổng, ở đó tình quê hiện lên một cách nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc và gắn bó vô cùng. Ở câu thơ tiếp “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, ta nhận ra tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa thông qua hai từ rất có sức gợi “rướn” và “thâu”.

Dường như cánh buồm mang mảnh hồn làng ấy cũng có linh tính về công việc của người ngư dân thế nên nó mới cố sức “rướn” tấm thân trắng sao cho thật rộng để “thâu” góp được nhiều gió, đẩy thuyền ra khơi thật nhanh, thật xa. Như vậy trong đôi mắt của Tế Hanh cánh buồm giờ đây cũng trở thành một nhân lực lao động, có những đóng góp nhất định vào công việc đánh bắt của người ngư dân.

Từ đó ta nhìn ra được tư tưởng đoàn kết, hỗ trợ và gắn bó sâu sắc của người dân làng chài, gắn bó từ trong tâm hồn, tư tưởng, không chỉ là ở con người mà còn ở cả sự vật, tất cả đã kết hợp nhịp nhàng để làm ra những kết quả lớn. Có cảnh ra khơi sôi nổi, nhiệt huyết thì cảnh ngư dân trở về cũng náo nhiệt và tươi vui không kém.

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

Vẫn tiếp tục với giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết yêu thương Tế Hanh, người đọc cảm nhận từ đoạn thơ cái cảm giác thư thái, thanh bình và niềm vui ấm no của ngư dân sau một đợt ra khơi đầy vất vả. Đồng thời Tế Hanh cũng thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc đến biển cả quê hương, đã cho người dân được cuộc sống ấm no hạnh phúc, mẹ thiên nhiên nhân từ đã cho “biển lặng”, dốc công nuôi dưỡng nên nguồn cá dồi dào, ban cho ngư dân “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”, để họ được hưởng niềm sung sướng hạnh phúc khôn tả về một chuyến ra khơi về bội thu.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Chính bởi sinh ra và lớn lên giữa làng quê làm nghề chài lưới nên Tế Hanh mới có được những cảm nhận rất chân thực và tinh tế về người ngư dân và cuộc sống tâm hồn của họ. Người ngư dân quan năm vật lộn với biển cả thế nên họ chẳng thể nào có được một làn da trắng trẻo, thay vào đó họ mang một màu da đặc trưng “làn da ngăm rám nắng”, mang cảm giác khỏe khoắn và cũng nhiều vất vả.

Tinh tế hơn cả không biết bằng cách nào mà Tế Hanh có thể cảm nhận được cái “nồng thở vị xa xăm” trên những con người của biển cả, đó là hương muối mặn mòi, hương gió tận khơi xa đã thấm vào tận trong tâm hồn, cốt cách của con người. Từ đó xây dựng nên một hình tượng rất riêng, hình tượng người dân làng chài với phong vị của biển cả, rất khỏe khoắn, rất lam lũ và cũng thân thuộc vô cùng.

Không chỉ có riêng cảm nhận về người ngư dân sau buổi đánh bắt xa bờ, mà Tế Hanh còn chú tâm đến cả con thuyền, nếu như lúc ra khơi thuyền hăng hái, xung phong một cách mạnh mẽ, thì khi trở về thuyền cũng trở nên trầm tĩnh, nằm nghỉ mệt sau một đêm dài dong buồm ra khơi. Có thể nói Tế Hanh luôn cảm nhận sự vật ở góc độ chúng linh tính, ông luôn mang ánh mắt thông cảm và yêu thương để nhìn tất thảy mọi vật trên quê hương, kể cả mảnh hồn làng vốn không bóng hình cũng trở nên có nét.

Thuyền cũng như con người cũng biết cố sức dong buồm căng gió, rồi sau những cố gắng không ngừng nghỉ thuyền cũng muốn được nghỉ ngơi, tạo nên một cảm giác thư thả, yên bình của làng chài sau những ngày lao động vất vả. Con thuyền nằm im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” như đang tâm sự với biển cả, ôn lại kỷ niệm ra khơi.

Và ở đó người ta nhận thấy có một sự chuyển đổi cảm giác rất đặc sắc, vị giác của Tế Hanh nếm thấy vị mặn của muối, tai thì “nghe” thấy vị muối và dùng xúc giác để cảm nhận sự mặn mòi của biển cả đang thấm dần trong thớ vỏ con thuyền, hay trong thân thể con người quê hương. Đó chính là sự hòa quyện, gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương.

Quê hương của Tế Hanh mang những đặc điểm nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, từ ngữ giản dị, mộc mạc, thế nhưng bằng cái ánh nhìn và cảm nhận tinh tế nhà thơ đã đưa chúng ta đến với một bức tranh sinh hoạt của làng chài vừa sinh động vừa tình cảm nên thơ vô cùng.

Ở đó ta thấy Tế Hanh đã dành cho quê hương mình những tình cảm rất đỗi tha thiết sâu nặng, thế nên dù khi đã đi xa nhưng ông vẫn mãi nhớ về một quê hương với những con người mặn mòi muối biển, hơi thở nồng đượm vị xa xăm, vẫn nhớ như in cảnh con thuyền nằm im trên bến đỗ ngẫm nghĩ về biển cả mênh mông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Đức Triệu
02/05/2022 08:57:33
+4đ tặng

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư