Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ, khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song chiếu vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Muốn nhìn rõ hơn, mắt của người bệnh phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Nguyên nhân gây ra viễn thị
- Viễn thị sinh lý: khi mắt không còn khả năng cân bằng hài hòa giữa trục trước sau của nhãn cầu và lực quang học.
- Viễn thị được nhận định là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các biến đổi sinh lý khác của mắt.
- Yếu tố môi trường ít gây tác động lên viễn thị hơn so với cận thị.
- Viễn thị bệnh lý: gây ra bởi những biến đổi bất thường trong quá trình bào thai hoặc trong giai đoạn mới sinh, các biến đổi ở giác mạc và thủy tinh thể, hiện tượng viêm hoặc u tăng sinh ở hắc võng mạc hoắc hốc mắt, nguyên nhân thần kinh hoặc hóa học.
Viễn thị bệnh lý có thể liên quan dến các bệnh lý nặng ở mắt hoặc toàn thân
Về mặt cơ chế sinh lý, viễn thị gây ra do: khi mắt bình thường giúp tập trung các tia sáng và gửi hình ảnh của những gì bạn đang nhìn đến não của bạn, tuy nhiên khi mắt bị viễn thị, các tia sáng không tập trung theo bình thường. Giác mạc, lớp ngoài của mắt và thấu kính hội tụ hình ảnh trực tiếp trên bề mặt võng mạc, nằm ở phía sau mắt. Nếu mắt bạn quá ngắn, hoặc khả năng tập trung quá yếu, hình ảnh sẽ đến sai vị trí như phía sau võng mạc của bạn. Do đó khi nhìn các vật ở gần, hình ảnh có xu hướng bị mờ so với một mắt bình thường.
- Đeo kính viễn thị
- Đeo kính áp tròng
- Phẫu thuật điều chỉnh thị lực như LASIK
Viễn thị cần được thăm khám, đo khúc xạ bởi bác sĩ nhãn khoa, nếu thật sự có bệnh lý thì sẽ đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Bạn có thể mang kính có gọng hoặc kính áp tròng hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm việc khoảng cách gần để tránh cho mắt điều tiết quá mức và làm nặng thêm tình trạng.