Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó

Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó .

2 trả lời
Hỏi chi tiết
245
0
0
Áng lê
03/05/2022 22:04:10
+5đ tặng

Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” - ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.

Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo. Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.

Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.

Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính cha mẹ, thầy cô là những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.

Mong bạn chấm mk 10đ =)

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tr Hải
04/05/2022 00:26:59
+4đ tặng

Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, một trong số đó là câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Đầu tiên “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Như vậy, câu tục ngữ là lời khẳng định, một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.

Ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, sẽ phát triển tính cách theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó.

Câu chuyện chọn nhà của thầy Mạnh Tử vẫn còn đó. Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc về nhà cũng bắt chước theo. Người mẹ thấy vậy liền dọn nhà ra ở gần chợ. Khi ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán. Người mẹ thấy thế liền dọn nhà ra cạnh trường học. Ở cạnh trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép. Người mẹ bây giờ mới vui lòng. Một hôm, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử về nhà hỏi mẹ người ta giết lợn làm gì. Bà mẹ lỡ lời nói rằng để cho con ăn, biết mình đã sai khi nói dối con liền ra chợ mua thịt lợn về cho con ăn. Lại một lần, thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Người mẹ đang ngồi dệt cửi thấy vậy liền cầm dao cắt đứt tấm vải. Bà bảo với con rằng con đi học mà bỏ dở cũng giống như tấm vải này. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học hành chăm chỉ rồi sau này trở thành một bậc đại hiền. Quả là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên quý giá. Chúng ta hãy biết lựa chọn những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình. Đồng thời cố gắng rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư