Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam, giải thích tại sao?

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ,giải thích tại sao
Câu 6:Đặc điểm chung của đất Việt Nam
Cau 7:Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
Câu 8:So sánh giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Giúp mình làm theo sách giáo khoa nhé
4 trả lời
Hỏi chi tiết
238
2
0
Nguyễn Huy Mạnh
04/05/2022 18:03:38
+5đ tặng

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).

+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.

+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

Giải thích nguyên nhân

-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.

-Do cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung nên những sông chảy trong các khu vực địa hình đó cũng có hướng như vậy.

-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, hơn nữa sông ngòi nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

-Do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Mai
04/05/2022 18:03:52
+4đ tặng
Câu 6
- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. - Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. - Phân bố: đất feralit trên đá badan  Tây Nguyên.
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
04/05/2022 18:04:36
+3đ tặng
câu 5

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).

+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.

+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

Giải thích nguyên nhân

-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.

-Do cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung nên những sông chảy trong các khu vực địa hình đó cũng có hướng như vậy.

-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, hơn nữa sông ngòi nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

-Do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa 
câu 6 

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính

- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhâm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 – 1m). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Nhóm đất mùn núi cao:

+ Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mún núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

+ chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

- Nhóm đất phù sa song và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên:

+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

+ Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các song và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn,… thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả,…)

+ Nhóm đất này chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi đồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ,…

0
0
kngn
04/05/2022 18:04:52
+2đ tặng
5/

 Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.

 Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.

 Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.

 Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.

6/

 

Đặc điểm chung của đất Việt Nam: 

+) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đói gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

+) Có 3 nhóm đất chính: 

 * Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

  - Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

  - Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, AI.

  - Phân bố: đá badan ở Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ; đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...

  - Thích hợp trồng cây công nghiệp.

 * Nhóm đất mùn núi cao: 

  - Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11%.

  - Phân bố: dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

  - Thích hợp trồng rừng đầu nguồn.

 * Nhóm đất phù sa sông và biển: 

  - Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

  - Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

  - Tập trung tại các vùng đồng bằng.

  - Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, ...

7/

 

Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam :

-Sinh vật rất phong phú và đa dạng

+Đa dạng về thành phần và loại gien(Cây Tam Thất dùng để làm thuốc )

+Đa dạng về kiểu hệ sinh thái (Cây lớn có vai trò bảo vệ các cây nhỏ hoặc các động vật )

+Đa dạng về công dụng và sản phẩm (Củ mày , ráy gai , cây kim tuyến,... có giá trị rất cao)

-Trên đất liền , đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển đông : hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có 

8/

 

GIỐNG NHAU:

- Về tự nhiên:

  + Đều là 2 vùng đồng bằng lớn nhất của nước ta, nằm ở hạ lưu sông lớn, được phù sa màu mỡ bồi đắp.

  + Địa hình khá bằng phẳng

  + Có nguồn tài nguyên dồi dào: khoáng sản chủ yếu là than (than nâu, than bùn..), tài nguyên biển, đánh bắt thủy hải sản, đường bở biển dài phù hợp cho việc phát triển du lịch,..

  + Có nguồn nước phong phú ( nước mặt, nước ngầm) thuận lợi sản suất, sinh hoạt

- Về xã hội:

  + Là những vùng có số dân đông đúc

  + Là 2 vựa lúa lớn nhất của cả nước

KHÁC NHAU:

- Về tự nhiên:

  *Diện tích: + Sông H: khoảng 15,000km², bồi đáp bởi sông H và sông Thái Bình

                    + Sông CL: khoảng 40,000km², bồi đắp bởi sông Tiền và sông Hậu

  *Lịch sử: +Sông H: có lịch sử lâu đời

                + Sông CL: mới được hình thành, khai thác

- Về xã hội:

   *Dân số: +Sông H: dân cư tập trung đông đúc, mật đọ dân số cao 
                  +Sông CL: dân cư tập trung thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp
   *Cơ sở hạ tầng:

          + Sông H: cơ sở vật chất hoàn thiện và dồng bộ nhất cả nước, hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ ( nêu ví dụ về các đường quốc lộ, sân bay)
          + Sông CL: hệ thống vật chất kĩ thuật đang ngày càng hoàn thiện và phát triển, giao thông kém phát triển, chủ yếu hệ thống cầu vì mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo