Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bác Hồ vị chủ tịch đáng kính, người lãnh tụ vĩ đại và cũng là doanh nhân văn hoá nổi tiếng thế giới. Bác không chỉ giỏi quân sự, chính trị mà còn giỏi cả văn chương. Tập thơ “ Nhật kí trong tù” là viên ngọc sáng chưa được mài rũa chứng tỏ tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tập thơ ấy, có bài thơ “Ngắm trăng” - “Vọng nguyệt” được nhiều bạn đọc yêu thích và công nhận tài năng của người nghệ sĩ ấy.
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ Cách mạng.
Hai câu thơ đầu tiên nêu lên hoàn cảnh thực tại của nhân vật trữ tình:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Mặc dù ở bản dịch câu thơ thứ hai người dịch đã biến câu thơ từ câu hỏi tu từ thành câu khẳng định nhưng ta vẫn hiểu rõ được ý thơ. Bác nêu ra một thực tại trước mắt. Trong tù ngục thiếu thốn, khó khăn nhân vật trữ tình không có rượu cũng không có hoa. Thật trớ trêu thay bởi cảnh đẹp đêm trăng sáng mà không có rượu, không có hoa để thưởng nguyệt. Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện.
Rồi khi ánh trăng xuất hiện lung linh, huyền ảo:
“Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Trong hai câu thơ chữ Hán 3 và 4, từ “nhân” đối với “nguyệt” , từ “song tiền” đối với “song khích”, từ “minh nguyệt” đối với “thi gia” và ở mỗi câu thì từ “song” đều đứng ở giữa người và trăng. Bằng phép nhân hoá tài tình, trăng và người như hoá thành một, đồng điệu cùng một tâm hồn. Người trong tù qua thanh song sắt ngắm trăng, trăng qua song sắt ngắm nhà thơ. Thanh sắt cửa sổ nhà tù như ranh giới giữa người tù và ánh trăng. Bởi vậy, hai câu thơ cuối chính là cuộc vượt ngục tâm hồn của thi nhân. Trong không gian tù túng chật trội của tù giam, người tù nhân nghệ sĩ vẫn thả hồn mình với trăng thanh gió mát ngoài cửa sổ.
Ở hai câu thơ này, ta còn thấy chất hiện thực và chất lãng mạn hoà làm một, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ cũng thấm vào nhau. Người đọc nhìn thấy ở người chiến sĩ Cách mạng tâm hồn nghệ sĩ hoà cùng tâm hồn mạnh mẽ của người cộng sản. Sống nơi tăm tối tù ngục mà Bác vẫn yêu đời, yêu thiên nhiên. Bác không lo nghĩ về khó khăn gian khổ bởi tâm hồn Bác đã thả vào ánh trăng ngoài kia.
Bài thơ hơn thế còn thể hiện một tâm hồn nghịch cảnh nào cũng hướng ra ánh sáng. Nhà lao hiện thân cho bóng tối hắc ám, đại diện cho cái xấu cái ác. Tâm hồn Bác lại vượt khỏi nhà giam ấy, vượt khỏi bốn bức tường của lao phủ để tiến tới ánh sáng trong đẹp ngoài kia. Bác tìm đến ánh sáng của tự nhiên vĩnh cửu. Không phải là tự nhiên tìm đến Bác mà chính là Bác đưa ánh trăng vĩnh hằng vào nhà lao tù ngục đen tối.
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay. Nhưng Bác lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do, là một cách vượt ngục tù để tìm đến tự do. Người đọc qua đó mới hiểu câu đề tự của Bác ở tập thơ:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |