Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì

CHIẾC KÉN BƯỚM

            Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

           Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: (0.5đ). Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.                              c. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội         

b. Để bay ra với cuộc sống bên ngoài.          d. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

Câu 2: (0.5đ). Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.                              b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú mới bắt đầu phát triển.         d. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

Câu 3: (1đ). Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

     a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

     b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

     c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

     d. Có ai đó giúp chú thoát ra dễ dàng.

Câu 4: (1đ). Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a.      Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b.     Đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

     c. Dang rộng cánh bay lên cao.

     d. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

Câu 5: (1đ). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

……………………………………………………………………………………………...............…..

……………………………………………………………………………………………...............…..

……………………………………………………………………………………………...............…..

Câu 6: (1đ). Câu nào sau đây là câu ghép?

    a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

    b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

    c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

    d. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Câu 7: (1đ). Dấu hai chấm trong câu“Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

    a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

    b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

    c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

    d. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: (0,5đ). Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

   a. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

   b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

   c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

   d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

Câu 9: (0,5đ). Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

                a. Danh từ                 b. Động từ                 c. Tính từ

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM   Điều kì diệu của mùa đông

Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm)

Câu 1: Ngàn ngôi sao        Câu 2:   a) C         b) B                      Câu 3:   a. Sai           b. Đúng

Câu 4: Vội vã                 Câu 5: Từ cần điền: đảm đang            Câu 6: Biện pháp nhân hóa

Câu 8: 1 điểm

Lá Non/im lặng, /thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ.

…………CN……VN…CN………………VN………………………………………………

…………Câu ghép………………………………………………………………….

Câu 9: Danh từ               Câu 10: Dấu hai chấm, dấu gạch ngang.

 

BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT       Tiếng sáo diều

2- Đọc hiểu: (7 điểm).

- Câu 1( 0.5): c.               - Câu 2( 0,5đ):a,c.           - Câu 3( 0.5):a, c.            - Câu 4 : 1đ

- Câu 5:   (2đ) a) bất khuất.                  b) anh hùng.                 c) đảm đang          d) trung hậu

- Câu 6( 1đ): a), d) càng…..càng…..

              b), c) vừa…. đã…..

- Câu 7: 1,5 đ

CHIẾC KÉN BƯỚM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu  6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

 

c

d

c

a

 

c

b

a

a

Câu 5:  Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

 

C. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết)

Những dòng sông không bao giờ ngủ

Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp… Khu vườn cũng tĩnh lặng tuyệt đối, nghe rõ từng tiếng lá nhẹ rơi… Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, lênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. Nhưng kì lạ thay, sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn lăn tăn trở mình thao thức… Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian…

Theo LƯƠNG ĐÌNH KHOA

Bài viết: Út Vịnh (SKG Tiếng Việt 5, tập 2, trang 136)

Viết tên bài, tên tác giả và đoạn: Từ đầu đến … chuyến tàu qua.

D. TẬP LÀM VĂN

Đề 1: Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ.

Hãy tả lại cảnh đó và nêu cảm xúc của em khi mùa hè đến.

Đề 2: Tả cảnh trường em trước buổi học.

Đề 3: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
450
1
0
Lê Hà Ngọc Dung
08/05/2022 20:32:06
+5đ tặng
Câu 1: d
Câu 2: a
Câu 3: c
Câu 4: b

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư