1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân PhápMục tiêu của cuộc khai thác:
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương.
- Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp.
- Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương.
Việt Nam bị chia làm ba xứ
- Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp.
- Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm Sứ Pháp.
- Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp.
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp.
- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản.
Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp
- Chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến.
- Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
- Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp.
2. Chính sách kinh tế- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải phục vụ cho công cuộc bóc lột
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện.
Nhận xét:
- Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc.
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để.
- Nông nghiệp giậm chân tại chỗ.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục- Giai đoạn đầu, duy trì nền Hán học cũ.
- 1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.
- Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
- Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
- Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc.
- Nhận xét:
+ Hạn chế phát triển giáo dục.
+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”
+ Duy trì thói hư tật xấu.