Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
10/05/2022 20:44:13

Viết bài văn về lễ hội Hoa Lư

viết bài văn về lễ hội Hoa Lư
2 trả lời
Hỏi chi tiết
418
0
0
tran le tuyet mai
10/05/2022 20:47:15
+5đ tặng
Lễ hội Hoa Lư là một lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Lễ hội Hoa Lư đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước.[1] Lễ hội Hoa Lư là lễ hội đã có lịch sử lâu đời, phản ánh đậm nét, sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước. Hiện nay, lễ hội Hoa Lư vẫn là lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc và đang hướng tới nâng cấp thành quốc lễ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngọc Ánh
10/05/2022 20:50:48
+4đ tặng
Lễ hội Hoa Lư là một lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Lễ hội Hoa Lư đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước.[1] Lễ hội Hoa Lư là lễ hội đã có lịch sử lâu đời, phản ánh đậm nét, sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước. Hiện nay, lễ hội Hoa Lư vẫn là lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc và đang hướng tới nâng cấp thành quốc lễ.

Theo sử sách, từ khi Kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, thì Lễ hội Hoa Lư ở đều được các Vương triều phong kiến Việt Nam coi như một Lễ trọng, một Quốc lễ. Đến ngày diễn ra Lễ hội ở Trường Yên, triều đình Thăng Long, hay triều đình Huế, đều cử các vị quan đại thần về Cố đô Hoa Lư tham dự và làm chủ tế.[2]

Dưới triều Nguyễn, việc tế lễ Đức vua Đinh Tiên Hoàng trong Lễ hội Hoa Lư càng được triều đình Huế hết sức coi trọng. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì hàng năm triều đình Nguyễn tổ chức đại lễ, tế miếu Đế vương các đời, trong đó có 4 vị được xem là đặc biệt quan trọng: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương và Đinh Tiên Hoàng. Ngoài việc triều đình Huế cử vị quan đại thần về Trường Yên tế lễ, từ năm 1823, vua Minh Mệnh còn cho dựng miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Dương Xuân, kinh đô Huế. Tại đây, hàng năm hai kỳ tế Xuân Thu, thường thường vua Minh Mệnh trực tiếp đến tế, lễ Đức vua Đinh Tiên Hoàng, lễ vật gồm có: cỗ Thái Lao (tức Tam sinh: trâu, dê, lợn), xôi và hoa quả... Từ đó trở đi, triều đình quy định việc tế miếu Đinh Tiên Hoàng sẽ được cử hành hàng năm vào hai kỳ Xuân-Thu để “ngưỡng trông công đức thời trước, phải nên cử hành lễ trọng thể, để giãi tỏ tấm lòng thành kính” của triều đình.

Để có được lễ hội Hoa Lư như hiện nay là cả một quá trình, mà trong đó có sự hòa quyện cả những yếu tố lịch sử và cả những truyền thuyết dân gian. Lễ hội Hoa Lư là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc.
 

Từ thời nhà Lý đến các triều đại phong kiến về sau, vùng đất Ninh Bình được gọi là phủ Trường Yên. Tên gọi Trường Yên hay Trường An hay Tràng An đều có nghĩa là muôn đời bình yên. Vì vậy mà lễ hội lớn nhất vùng này cũng được mang tên là lễ hội Trường Yên. Tuy nhiên, do địa danh phủ Trường Yên xưa nay chỉ còn là tên của một xã nên không gian lễ hội đã vượt ra ngoài phạm vi tên gọi. Ngày 21/11/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định về việc điều chỉnh tên gọi di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Trường Yên” trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trở thành tên Lễ hội Hoa Lư.[3]

Lễ hội Hoa Lư còn có tên là lễ hội cờ lau vì có màn diễn tái hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi "Cờ lau tập trận" hay lễ hội Đinh Lê vì không gian trọng tâm của lễ hội diễn ra ở các di tích đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành thuộc cố đô Hoa Lư.
 

Lễ hội Hoa Lư là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Là một trong những lễ hội lớn nhất ở Ninh Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung, hiện đang được đề nghị tổ chức theo nghi thức Nhà nước với vai trò là ngày Quốc lễ.

Lễ hội truyền thống Hoa Lư có quy mô lớn nhất vào những năm có số hàng đơn vị là 8 vì gắn với sự kiện Đinh Bộ Lĩnh đăng quang Hoàng đế và lập đô ở Hoa Lư. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành).[4]

Nhắc đến lễ hội Hoa Lư ở phủ Trường Yên xưa dân gian có câu:[5]

"Ai là con cháu rồng tiên
Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về".

Phần lễ gồm có: Lễ mở cửa đền, Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ hội hoa đăng.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo