Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về lễ hội sách

thuyết minh về lễ hội sách 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
208
1
1
_ttt_
19/05/2022 19:19:06
+5đ tặng

“Thư viện” là linh hồn của trường học - nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho thầy và trò các nhà trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa. Xây dựng “Thư viện” là yêu cầu quan trọng cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. “Thư viện” giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bên cạnh việc duy trì tốt chất lượng dạy và học, dưới sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Phòng Giáo dục huyện và Ban giám hiệu nhà trường, hôm nay Trường …………. tưng bừng tổ chức “Ngày Hội đọc sách” năm học 20… – 20...

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh!

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết yêu thương. Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của loài người trên thế giới.

Đọc sách để khám phá thế giới, khám phá lịch sử nhưng quan trọng hơn cả là để khám phá bản thân mình và đặc biệt đọc sách trong các giờ ra chơi sẽ giúp các em vừa giải tỏa được những căng thẳng sau những giờ học trên lớp vừa giúp các em học sinh tránh xa được những trò chơi nguy hiểm.

Có thể nói rằng việc đọc sách cũng góp phần tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học sinh. Tại đây học sinh có cơ hội tham gia tìm kiếm, khám phá thông tin, hình thành kiến thức mới mẻ để phục vụ bài học và làm giàu kiến thức cho bản thân.
Năm học 20… - 20… nhà trường nhà trường tiếp tục trang trí cho thư viện ngày một hoàn thiện hơn. Góp phần đáp ứng nhu cầu đọc sách ngày càng nhiều của thầy cô giáo và các em học sinh.

Bên cạnh công tác tuyên truyền sách hàng tuần, thư viện của Trường ………... mở cửa các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần, thu hút đông đảo các em học sinh và các thầy, cô giáo tham gia mượn và đọc sách. Trong giờ ra chơi các bạn không chỉ tham gia các trò chơi mà còn say sưa bên cạnh những giá sách để đọc những quyển sách mới, những mẩu chuyện hay. Điều đó đã giúp các bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức mới.

Trong các hoạt động của thư viện thân thiện thì hoạt động trưng bày sách theo chủ đề ở ngoài trời luôn thu hút đông đảo học sinh tham gia với một không gian rộng rãi, thoáng mát dưới những tán cây xanh. Những chiếc ghế đá dưới những tán cây xanh mát là không gian tuyệt vời giúp các em có những giây phút thư giãn bổ ích sau những giờ học căng thẳng. Khi tham gia hoạt động thư viện ngoài trời các em có thể tự lựa chọn cho mình những cuốn sách mà mình ưa thích. Các em lại được thả hồn mình vào những kiến thức đầy thú vị, các em được tự do khám phá, tự do tìm hiểu kiến thức từ những trang sách thân thương. Những trang sách sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các em, nó sẽ chắp cho các em thêm đôi cánh ước mơ để bay tới những chân trời mới.

Với chủ đề “Giải phóng thủ đô", hôm nay thư viện nhà trường trưng bày các tài liệu, sách nói về thủ đô Hà Nội: Lịch sử thủ đô Hà Nội; Bác Hồ với thủ đô Hà Nội-Thủ đô Hà Nội với Bác Hồ; Hà Nội truyền thống và di sản; Thăng Long tụ khí ngàn năm; Kinh Hà Nội 36 phố phường; 1000 năm văn hiến Thăng Long-Hà Nội; Đường phố Hà Nội;…và rất nhiều tài liệu khác về thủ đô của chúng ta. Đến với buổi trưng bày hôm nay, bạn đọc sẽ có dịp hiểu hơn về lịch sử phát triển, những thành tích oai hùng, những thăng trầm và nét văn hóa đặc sắc về Hà Nội.

Từ những ý nghĩa sâu sắc và bổ ích của “Ngày hội đọc sách” mang lại cho các thầy cô giáo và các em học sinh cho thấy việc tổ chức các hoạt động tập thể đặc biệt là tổ chức Ngày Hội đọc cho các em học sinh thật sự cần thiết bởi cũng từ những hoạt động như thế sẽ góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện và nhà trường thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về thủ đô của mình? Mời bạn hãy tham gia buổi trưng bày sách tại Trường ………… vào ngày …/…/20…. Hãy tham gia và đóng góp ý kiến để công tác thư viện ngày một phát triển toàn diện hơn!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
19/05/2022 19:19:44
+4đ tặng

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, “Sách” đóng vai trò rất quan trọng, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. “Sách” thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho chúng ta biết sống có ích và sống có lý tưởng. Có thể nói “Sách” là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín trong chúng ta. Và từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc, ngày 24/2/2014 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc. Đây là một sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả đầu tiên được in bởi những người thợ in Việt Nam. Và trong tháng 4 cũng là tháng diễn ra “Ngày sách và bản quyền thế giới” (23/4). Việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” vào thời điểm này vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa cho thấy chúng ta ngày càng hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì không có trí thức, không có trí thức thì không có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Bởi sách là kho tàng, tri thức của nhân loại là tài sản vô giá vì vậy, con người đã xây dựng nhiều nơi để lưu gữi bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu như: Thư viện, tủ sách gia đình, các cơ quan, trung tâm học liệu,.. Nhưng phổ biến nhất đó là “Thư viện”.

Thư viện trường………. cũng vậy. Đó là một trong những nơi lưu trữ, bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Thư viện nhà trường có 8814 cuốn sách và 1879 đầu sách. Sách ở đây chủ yếu là của các nhà xuất bản: Giáo dục, Kim Đồng, Thanh niên,… Bên cạnh đó thư viện còn có máy tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho việc đọc và khai thác thông tin của bạn đọc.

Vừa rồi tôi đã trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về sự ra đời “Ngày sách Việt Nam” và giới thiệu về thư viện trường ……….. Phần tiếp theo tôi xin trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về “Văn hóa đọc”.

Văn hóa đọc là một khái niệm có 2 nghĩa: một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của các nhân trong xã hội. Con nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hóa. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh đến với những người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc (thông qua các cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, nơi cư trú, giới tính, nghề nghiệp… đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc có giá trị mà bạn đọc mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Đó chính là đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách tới tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý và phân phối trên toàn quốc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới việc đọc như hội tác gia, hội nhà báo, hội nhà xuất bản, hội Thư viện… Ứng xử đọc là truyền thống văn hóa tôn vinh người viết sách, người đọc và người truyền thụ kiến thức, kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng của mỗi người. Trước hết, cần tạo ra và phát triển thói quen đọc sách suốt cuộc đời cho mỗi người, xây dựng thói quen đọc phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ và trong suốt cuộc đời. Đó là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong quá trình học tập mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường của mình.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân cụ thể. VD: Có người thích đọc thơ, có người thích tiểu thuyết, hay truyện ngắn, có người thích nghiên cứu sách… Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều màu sắc cho nền văn hóa đọc trong xã hội.
Văn hóa đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả 3 yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc nhưng thiếu kỹ năng đọc hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không có hiệu quả chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc nhưng không tạo ra thói quen đọc cũng chẳng thu lượm kiến thức là bao nhiêu.

Như vậy, ở nghĩa rộng văn hóa đọc nói chung hay nói nền văn hóa đọc của mỗi quốc gia nói riêng phải bao gồm đủ 3 thành phần: Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan Nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội.

Nếu ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mỗi người dân dễ dàng tiếp cận sách, báo có chất lượng cao nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng động xã hội và mọi người dân thì cũng không thể tạo ra một nền văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và của cá nhân trong xã hội là lành mạnh nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước không lành thì cũng không thể có một nền văn hóa đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.

Còn nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, việc học suốt đời, là yêu cầu cũng là thách thức của xã hội hiện đại.

0
0
kiuewthandeka
19/05/2022 19:21:15
+3đ tặng

Tham khảo (còn nếu không ưng thì có thể viết bài khác ~)

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp cuối năm. Địa phương em lại tổ chức hội chợ sách. Hội chợ này, xảy ra ở sân làng thôn em. Năm nay, em đi hội chợ này cùng với mẹ.Trước khi vào cổng chợ, em thấy có một cánh cổng to để chào mừng mọi người, có ghi chữ “ Có tri thức, thức tỉnh ngày mai”. Vào bên trong, mọi người nói chuyện râm ran. Ở đây có rất nhiều những tủ sách, hàng sách. Vô vàn, đủ loại, đủ màu sắc khác nhau và tiêu đề của chúng cũng khác nhau. Ai ai cũng thích thú, mọi người hỏi nhau nên mua loại nào? Có rất nhiều những quyển sách thú vị để mọi người đọc. Đầu cổng,  có 2-3 giá sách chủ yếu cho trẻ con từ lứa tuổi 6-10 tuổi. Những cuốn sách này, chủ yếu để giải trí, vì đây toàn là truyện tranh của trẻ thơ. Mà cuộc đời mỗi người, ít nhất cũng từng đọc 1-2 lần. Em dở 1-2 quyển truyện ra đọc, có màu sắc sạc sỡ, hình thù ngộ nghĩnh. Trông mới dễ thương, cuốn hút làm sao. Tiếp đó, là một loại tủ sách đang đợi mọi người xem, lấy. Có 3-4 tủ sách, nội dung chủ yếu nói sơ qua về những quy định, ngày tết như: Tết có từ khi nào, Tết có những gì thú vị, hấp dẫn? ;Tết diễn ra vào ngày nào? ;….. Có rất nhiều điều em chưa biết về ngày tết. Em bảo mẹ mua cho em một cuốn sách màu đỏ. Nội dung cuốn sách nói về “ Ngày tết nên làm gì? Và không nên làm gì?”. Đối với em, đó là một cuốn sách rất thú vị và cần thiết. Quầy cuối cùng trong hội chợ sách nơi đây là: Quầy sách nói về những cây chuyện cổ tích, có liên quan đến tết như: “Sự tích Bánh Trưng, Bánh Giày”; “Sự tích ngày Tết” ; “ Sự tích cây nêu ngày Tết”;….. Em rất thích, nên mẹ đã mua cho em 1-2 quyển về đọc. Em vui lắm, vì đây là lần đầu tiên điạ phương em tổ chức chợ sách. Sau một buổi ik chợ sách, ai ai cũng vui vẻ vì hiểu biết thêm hơn về ngày tết. Mọi người đều cầm 1-2 quyển sách sau khi ra về.
   Qua hội chợ này,em hiểu biết thêm về ngày Tết và có niềm vui trong lòng vì thoả mãn được nhưng thắc mắc của mình. Em rất thích hội chợ tết quê em. Em muốn năm nào thôn em cũng tổ chức Hộ chợ tết, để mọi người,em và mẹ em có thể vui vẻ. Biết nhiều hơn về phong tục, tập quán của truyền thống quê ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×