Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2.7.Hợp tác, phối hợp tốt với các đơn vị nhà trường, cơ quan thư viện - thông tin trong và ngoài nước
Sự liên kết trong hoạt động thư viện góp phần thúc đẩy các mối quan hệ vừa phù hợp xu thế phát triển, vừa thoả mãn nhu cầu của người đọc. Đối với thư viện đại học cần có sự phối hợp với các khoa, bộ môn, giảng viên, phòng ban chức năng (phòng công tác sinh viên, phòng đào tạo, phòng quản lý khoa học...) để liên kết hoạt động nghiên cứu học tập cũng như quảng bá hình ảnh thư viện và truyền nguồn cảm hứng đam mê việc đọc sách đến người đọc. Việc liên kết với giảng viên tham gia trực tiếp giảng dạy giúp thư viện cập nhật những tài liệu cần thiết và có phương pháp giới thiệu đến SV những tài liệu phù hợp với từng ngành học, môn học, nhằm bổ sung hoàn chỉnh các tài liệu có trong chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, người làm thư viện thường xuyên tham mưu đề xuất các kế hoạch chiến lược định hướng phát triển: liên kết các thư viện trong và ngoài nước chia sẻ những lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như thực hiện chính sách mượn liên thư viện, chia sẻ các nguồn lực thông tin (bao gồm tài liệu in và tài liệu điện tử). Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, thư viện đại học cần mạnh dạn hoà nhập để đưa ra các phương thức hoạt động nhằm xây dựng phát triển thói quen, sở thích và kỹ năng đọc trong SV ngày càng mạnh mẽ và lan toả hơn.
Kết luận
Kỹ năng, phương pháp đọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hoá đọc, là một loại kỹ năng mềm giúp bạn đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, vận dụng tri thức đã đọc một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống [6].
Phát triển kỹ năng và các phương pháp tiếp cận việc đọc sách cho người đọc là việc các thư viện đại học không ngừng hướng tới. Với quan niệm tất cả lấy người đọc làm trung tâm, thư viện đại học cần nâng cao hơn nữa trong việc xây dựng hình ảnh thư viện và người làm thư viện thân thiện, năng động, nhiệt huyết, chuyên nghiệp, để cùng chung tay xây dựng văn hoá đọc trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Hình thành và phát triển văn hoá đọc tại thư viện đại học là việc làm cần sự kết nối giữa thư viện và người đọc, tuy nhiên phần lớn là từ sự nhận thức của người đọc. Do đó, thư viện đại học sẽ là người bạn đồng hành, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp và hình thức nhằm giúp người đọc nâng cao nhận thức và có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc đọc sách để xây dựng cho mình văn hoá đọc phù hợp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |