Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc
cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội
dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.262
3
0
Trần Dương
26/05/2022 21:43:21
+5đ tặng

Mục tiêu của việc xác định kế hoạch là nhằm để Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.Đối tượng hướng đến của kế hoạch chủ yếu là học sinh và giáo viên.Cách thức thực hiện kế hoạch đầu tiên ta cần phải Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Và thành quả của những việc trên là sự phát triển văn hóa đọc ,trau dồi thói quen đọc sách của các bạn học sinh.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Yến Nguyễn
26/05/2022 21:43:31
+4đ tặng

Là người khởi xướng và thực hiện chương trình “Sách hóa nông thôn” nhiều năm nay, ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ: “Sau khi phá vỡ bức tường dày về sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến sách của phần đa người Việt, chúng tôi tiến hành xây dựng các tủ sách hướng đến nhiều đối tượng khác nhau”.

Theo đó, "Tủ sách dòng họ", "Tủ sách nông thôn", "Tủ sách lớp học" hay "Tủ sách chiến sĩ" được thực hiện.

Mục đích của ông Thạch khi xây dựng "Tủ sách gia đình và trường học" là để cha mẹ, học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Đối với "Tủ sách giáo xứ", ông muốn các linh mục có thể nắm bắt được vai trò của sách trong thời đại mới. Trong khi đó, "Tủ sách dòng họ" hoạt động với mong muốn tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quang Thạch cho biết thời gian này, chương trình “Sách hóa nông thôn” sẽ tập trung đưa sách đến những gia đình có con em trong độ tuổi 0-6.

“Đó là cách để tạo ra sự kích hoạt hệ thống 'Tủ sách gia đình' trên toàn quốc. Trẻ cần được nuôi dưỡng thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Ở Mỹ, khi con mới 5-6 tháng tuổi, cha mẹ đã đưa trẻ đến thư viện để tiếp cận sách”, ông Thạch nói.

Một trong những mục đích hoạt động của “Sách hóa nông thôn” trong năm 2022 là thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc từ các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non, từ đó, nuôi dưỡng thói quen đọc cho trẻ sớm nhất có thể.

Sau nhiều năm khảo sát thực tế, ông Thạch nghiên cứu mô hình “Thư viện giá rẻ”. Chẳng hạn, đối với vùng quê Nam Định, Thái Bình, cha mẹ nông dân chỉ cần đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học" cho con em mình.

“Mô hình này hướng tới đối tượng có nguồn lực hạn chế, nhưng vẫn tạo ra sự thay đổi lớn. Đây cũng là mục đích dài lâu của ‘Sách hóa nông thôn’. Chúng tôi muốn thúc đẩy một cách có chiều sâu để con em có thể tiếp cận tri thức với mức giá rẻ nhất”, ông Thạch bày tỏ.

Với "Tủ sách yêu con", ông Thạch suy nghĩ nhiều bậc cha mẹ từ nhỏ không có điều kiện đọc, nghe sách. Giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục trẻ, lại vừa có thêm cơ hội tự giáo dục mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×