Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người đồng mình trong đoạn thơ sau

Cảm nhận của em về hình ảnh người đồng mình trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ được nhỏ bé Nghe con.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
458
1
0
Boy lạnk lùnk
27/05/2022 20:53:46
+5đ tặng

Đoạn thơ thứ 2 trong "Nói với con" của Y Phương đã đem đến cho bạn đọc những xúc cảm chân thật trước lời dặn dò của cha với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Đoạn thơ mở đầu một cách cảm xúc “thương lắm con ơi” . Đó là cảm xúc yêu thương, và yêu thương đến xót xa, nao lòng vì con người quê hương cuộc sống quê hương còn nhiều khó khăn vất vả, củ sắn thay cơm, cỏ chanh thay muối, uống nước suối, ăn rau rừng, ở nhà sàn cheo leo vách núi…nhưng cũng chính vì thế họ khẳng định được bản lĩnh sống của riêng mình: “Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn. Y Phương đã lấy cái cụ thể là cái cao và cái xa của trời đất để đo cái trừu tượng, cái mức độ của nỗi buồn. Nỗi buồn càng cao, thì ý chí càng vươn xa để vượt qua những thử thách. Đây chính là một phẩm chất đáng quý của người đồng mình, là điểm tựa, sức mạnh tinh thần giúp họ chiến thắng hoàn cảnh, vượt qua khó khăn để gắn bó với quê hương. Người đồng mình không chỉ bền gan vững chí mà còn chung thủy với quê hương dẫn quê hương còn nhiều đói nghèo. Cụm từ “dẫu làm sao” nhấn mạnh lời dặn dò và mong muốn của cha ở con: “Dẫu làm sao” nghĩa là dẫu cho hoàn cảnh sau này có thay đổi, chuẩn mực của ngày hôm nay có thể không còn thích hợp cho ngày mai, dẫu quê hương còn nhiều đói nghèo cực nhọc, cha muốn con “không chê” mà gắn bó chung thủy với quê hương, nơi mà cha mẹ từng cày xới, bền lòng nuôi chí lớn. Người đồng mình sống rất hồn nhiên, trong sáng và mạnh mẽ. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đã gợi lên một cách cụ thể những gian lao, trắc trở trong cuộc sống của người đồng mình, từ đó khẳng định: người đồng mình luôn sống trong sáng, mạnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào, bình thản đối mặt với thử thách trong cuộc đời. Người đồng mình còn là những con người tự lực, tự cường, tự xây dựng quê hương bằng chính bàn tay, sức lao động của mình, duy trì bảo tồn những phong tục tập quán của quê hương. Với sự lặp lại cụm từ "người đồng mình", người cha muốn khắc sâu hình ảnh con người quê hương cùng với những phẩm chất đáng quý. Họ “thô sơ da thịt” (đây là đặc điểm rất đúng về người miền núi), họ mộc mạc giản dị về hình thức, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhưng về ý chí nghị lực  lại chẳng mấy ai nhỏ bé. Hình ảnh “đục đá kê cao quê hương” là 1 hình ảnh đa nghĩa. Nghĩa tả thực đó là chỉ người miền núi thường đục đá để kê cao nhà, để tân cao lối đi.  Nghĩa ẩn dụ đó là tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn, xây dựng quê hương  ngày 1 giàu đẹp hơn. Họ bằng sự lao động, cần cù, bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã làm nên quê hương với phong tục tập quán tốt đẹp. Khi nói với con về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình, cha muốn con tự hào và không quên gửi gắm mong ước nơi con, dặn dò con tự tin vững bước trên đường đời. Câu thơ dài ngắn đan xen cùng với tiếng gọi “con ơi” đã khiến lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha với con trở nên tha thiết và sâu nặng. Con đường ở đây có thể là con đường quen thuộc trong thung trong rừng, ra sông ra suối, cũng có thể là con đường đời, con đường tương lai, con đường hạnh phúc… Nhưng dù là con đường nào, khi đi trên con đường ấy, cha mong con hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của con người quê hương. Hãy sống bản lính kiên cường, hãy làm những điều có ích cho quê hương, không được sống tầm thường và nhỏ bé. Con hãy tự tin mà vững bước, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, còn có người đồng mình. Đoạn thơ là lờii người cha dặn con không chỉ là những lời dặn dò giáo huấn đơn thuần mà còn là tiếng nói của trái tim yêu thương sâu nặng của nhà thơ. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k