LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ khi đọc truyện cổ tích VN

3 trả lời
Hỏi chi tiết
107
1
0
Sơn Đình Bùi
30/05/2022 14:50:02
+5đ tặng
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
kngn
30/05/2022 14:52:54
+4đ tặng

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

0
0
Phuc Pham
30/05/2022 15:52:53
+3đ tặng

Mỗi câu chuyện cổ là cả một thế giới kì diệu''. Có thể nói đây là một khẳng định định đúng đắn và có nội dung khá sâu sắc và triết lí.

Khi ta bắt gặp một cuốn truyện cổ tích nào đó có thể hầu như ta luôn đọc các nhan đề từng câu chuyện trước tiên và mở những chuyện mình thích chứ không đọc theo một trình tự của truyện.

Nếu ta muốn tìm tòi nội dung câu chuyện thì ta nên đọc lần lượt. Khi mở trang đầu tiên của cuốn truyện ta sẽ thấy rằng nó như một cánh cửa đầy màu sắc khác nhau cần được ta khám phá. Mở tiếp trang thứ hai ta sẽ thấy tên của câu chuyện độc đáo như thế nào, cứ lần lượt lần lượt mở hết trang này đến trang khác, đọc thật chậm và suy nghĩ thật kĩ thì ta mới thấy thế giới trong truyện cổ mới tuyệt vời và lí thú làm sao. Ta như được thả trôi tâm hồn vào truyện bởi các con người với các tính cách khác nhau như ''Tấm là một cô gái đẹp người đẹp nết, chăm chỉ, hiền hậu, còn Cám là người độc ác, xấu người, lười biếng hay chàng Thạch Sanh là một người văn võ song toàn, thật thà , tốt bụng ,ngược lại với Thạch Sanh thì Lí Thông lại là một tên xảo trá, tâm địa xấu xa đen tối...''. Ta không chỉ được tiếp cận , hoà nhập với các nhân vật đời thường trong truyện mà ta còn được thấy hình ảnh đẹp đẽ, cao lớn ­ của bà tiên, ông tiên và sự thánh thiện, thương người của những nàng công chúa, hoàng tử luôn mong ước có tình yêu đẹp đến với mình, ...rất nhiều những nhân vật khác mà ta thấy được khi đọc những câu chuyện cổ tích. Không chỉ vậy chuyện cổ tích cũng làm cho ta thấy được thế nào là đúng, sai qua các hành động, các tình huống trong cốt truyện. Và bổ ích hơn là ta được học hỏi cách miêu tả ở trong truyện nâng cao kĩ năng làm văn của mình.

Thế giới ở trong truyện cổ thực sự rất bao la và rộng lớn không bao giờ có thể khai thác hết được

Đây nhé bn . Chúc bn học tốt :)))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư