LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn trích "mùa xuân người cầm súng.....khi tóc bạc"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
128
1
3
Quang Phước
02/06/2022 09:43:42
+5đ tặng

Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!

Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.

Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!

Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.

Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.

Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm xôn xao tâm hồn người đọc bởi nguyện ước chân thành mà khiêm tốn của nhà thơ. Đẹp hơn cả là đó nào phải nguyện ước của riêng Thanh Hải, mà nó còn là nguyện ước của rất nhiều người đang âm thầm lặng lẽ hi sinh cho đời. Đọc những vần thơ trên, ta tự nhủ phải làm gì mới không hổ thẹn với những người đã đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm với Tổ quốc thiêng liêng? Điều đó nằm ở những suy nghĩ và hành động ngày hôm nay của bạn!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Sơn Đình Bùi
02/06/2022 09:45:00
+4đ tặng

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ hay trong chương trình Văn học lớp 9. Bài thơ chứa đựng trong nó nhiều vẻ đẹp. Song có lẽ vẻ đẹp nổi bật hơn cả là sắc xuân mang đậm chất Huế.

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ, nghĩa là một câu thơ có năm âm tiết. Sự gọn ghẽ của cấu trúc ấy cộng với âm thanh, nhịp điệu luân chuyển theo từng khổ thơ, toàn bài thơ là một bức tranh xuân về thiên nhiên và con người xứ Huế.

Ai cũng dễ dàng nhận thấy ở khổ thơ đầu là sắc xuân của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất trời. Ba nét, chấm phá: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện đã khắc hoạ một cảnh xuân xứ Huế rất đẹp, tràn đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực. Điều đáng nói ở đây là tính hình tuyến của ngôn ngữ làm cho câu thơ hay hơn. Rất bình thường ta viết: “Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh”; nhưng tác giả lại viết khác bình thường: “Mọc giữa dòng sông xanh – Một bông hoa tím biếc”. Hoa mọc giữa dòng sông khoe sắc tím biếc thì thật đầy sức sống!

Trước vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, cảm xúc của tác giả như trào dâng. Nhà thơ “kêu lên” cùng với tiếng chim chiền chiện một giọng rất Huế “Hót chi mà vang trời!” Và chính cảm xúc đó đã làm cho tác giả nhìn nhận mọi cảnh vật đều rất thơ: “Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng”. Đến đây, hàng loạt câu hỏi đặt ra: Giọng gì rơi? Đưa tay hứng cái gì? Vượt lên trên hai hàng chữ là một ý thơ độc đáo mà nhiều nhà phê bình rất tâm đắc. Người ta có thể à lên một tiếng: Trời! Đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Tác giả như nhìn thấy nó đọng thành từng giọt, rơi long lanh. Nhà thơ như hứng được một cách nâng niu, chiều chuộng. Ở đây, đã có sự chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ. Từ cái có thể nghe được (thị giác) và cuối cùng đến cái có thể hứng được, nắm bắt được (xúc giác). Mọi cảm giác đã được lên men. Nhà thơ say đến ngất ngây vẻ đẹp của mùa xuân đất trời quê hương xứ Huế.

Sang khổ thơ thứ hai, bằng những câu thơ tả thực mang đậm tính tượng trưng, ta có thể cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của mùa xuân cách mạng thật hối hả, khẩn trương, hào hùng:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Từ “lộc” ở đây có thể hiểu nhiều nghĩa, ở nghĩa bề mặt (ngôn ngữ học là nghĩa cơ sở) thì “lộc” có nghĩa là chồi non; ở nghĩa phát sinh thì “lộc” nghĩa là mùa xuân, là sức sống. Người cầm súng giắt lộc để ngụy trang ra trận, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người làm nên lịch sử của đất nước (xây dựng và bảo vệ) đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.

Có lẽ sắc xuân Huế đọng lại nhiều nhất là ở khổ thơ cuối. Người ta thường nói đến tín hiệu thẩm mĩ làm nền, tín hiệu thẩm mĩ độc đáo trong một tác phẩm nghệ thuật. Theo chúng tôi, tín hiệu thẩm mĩ độc đáo của bài thơ nằm ở những hình ảnh cuối của khổ thơ cuối. Đó là vẻ đẹp tư tưởng của tác giả, của những con người xứ Huế giản dị, khiêm nhường nhưng cũng thật mạnh mẽ;

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc…

Cách chọn hình ảnh – những tín hiệu thẩm mĩ của tác giả ở đây thật tự nhiên và hợp lý: chim hót, cành hoa, nốt nhạc trầm, một mùa xuân nho nhỏ. ước nguyện thật thiết tha nhưng cũng khiêm tốn: muốn góp một phần nhỏ bé để làm nên mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng, mùa xuân đất nước. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài thơ như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong toàn bộ bài thơ. Tác giả muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân. Giữ cho tâm hồn tràn đầy sức sống như mùa xuân nhưng lại là mùa xuân nho nhỏ. Hơn ai hết, tác giả ý thức được mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Mùa xuân rộng lớn thuộc về đất trời, thuộc về mùa xuân cách mạng không một cá nhân nào làm nổi. Mỗi cá nhân chỉ có thể đóng góp mùa xuân của cuộc đời riêng để tăng thêm vẻ yêu kiều cho mùa xuân đất nước, mùa xuân cuộc đời chung. Ước nguyện khiêm nhường, thiết tha, kín đáo nhưng mãnh liệt của tác giả cũng chính là ước nguyện của con người xứ Huế.

Cả bài thơ chỉ có một từ “Huế” ở cuối bài nhưng chúng ta có thể cảm nhận nhiều sắc xuân Huế ở trong đó: sắc xuân của đất trời thiên nhiên xứ Huế, sắc xuân của Cách mạng cố đô, sắc xuân tư tưởng của con người xứ Huế. Cảm ơn nhà thơ Thanh Hải – một người con xứ Huế đã nói hộ nhân dân cố đô trong một bài thơ nho nhỏ.

1
1
Tâm Như
02/06/2022 10:09:37
+3đ tặng

“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu)

Thanh Hải dường như rất hiểu về lẽ sống đó của đời người nên trước khi trở về với cát bụi, nhà thơ đã có những suy nghĩ, những chiêm nghiệm rất sâu sắc, lại muốn đóng góp một “mùa xuân nho nhỏ” của riêng mình vào mùa xuân cuộc đời qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

Mở đầu bài thơ là một mùa xuân mang hương vị xứ Huế hiện ra:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Mùa xuân ấy có hình ảnh của bông hoa màu tím, có con chim chiền chiện. Động từ “mọc” ở đầu câu, cũng là đảo ngữ và số từ “một” như gợi một sức sống của bông hoa ấy, cũng là gợi cho ta nghĩ đến tà áo dài màu tím của những cô gái xứ Huế. Thán từ “ơi” như lời gọi thiết tha. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “từng giọt long lanh rơi” khiến tiếng chim hót là âm thanh mà hóa hình ảnh, khiến nó vô hình mà trở nên hữu hình. Vì vậy, “tôi đưa tay tôi hứng”, “hứng” là thể hiện thái độ trân trọng, muốn tận hưởng vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải nghĩ về mùa xuân của đất nước. Đó là mùa xuân với:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Mùa xuân của đất nước được cảm nhận qua hai đối tượng là “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu trưng cho hai nhiệm vụ là bảo vệ và xây dựng đất nước. Những con người ấy, dù đang đứng trên mặt trận nào thì cũng đều “hối hả” và “xôn xao”. Từ láy “hối hả” và “xôn xao” diễn tả một nhịp lao động rất khẩn trương…

Cũng bởi vậy, Thanh Hải nhìn suốt bốn nghìn năm của đất nước và thấy rằng:

“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Qua bốn nghìn năm ấy, ông cha ta đã rất vất vả để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. hình ảnh so sánh “ Đất nước như vì sao” thể hiện lòng tự hào, lạc quan và tin yêu của nhà thơ với đất nước.

Từ mùa xuân của đất trời, mùa xuân của đất nước, Thanh hải thể hiện những khát khao của mình:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Nhà thơ ước làm “một con chim hót”, “một cành hoa” mà thôi và ước trở thành một “nốt trầm xao xuyến”. “Nốt trầm” thường gợi đến những dư âm sâu lắng, do đó khát khao của nhà thơ là khát khao được cống hiến.

Tiếp đó, Thanh Hải nói rằng dù chúng ta chỉ là “một mùa xuân nho nhỏ” thì chúng ta vẫn đang cống hiến vào mùa xuân rộng lớn của cuộc đời. Sự cống hiến ấy phải ở mọi lứa tuổi khác nhau, dù khi con người ta trẻ “ dù là tuổi hai mươi” hay khi “tóc bạc”.

Kết lại bài thơ là những âm điệu xứ Huế:

“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Bài thơ được viết trước lúc Thanh Hải từ biệt cuộc đời để trở về với đất mẹ. Có lẽ cũng bởi vậy mà những điều Thanh Hải muốn nhắn gửi trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta, khi đã hiểu những gì nhà thơ muốn nhắn gửi, hãy đóng góp một tiếng nói của mình vào tiếng nói rộng lớn của cuộc đời để dù chỉ là một con chim, nhưng ta đã hót vang để cống hiến…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư