Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ nhất. Nhân vật: cá chép con, cua
Câu 2:
Lời của người kể chuyện:
- "Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi"
- "Cua trả lời"
Lời của nhân vật:
- "Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?"
- "Tớ đang lột xác bạn ạ."
- "Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?"
- "Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ."
- "À, bây giờ thì tớ đã hiểu."
Câu 3: Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá là chủ yếu: cua và cá chép được nhân cách hoá như con người, có thể trò chuyện với nhau.
⇒ Làm cho thế giới loài vật trở nên phong phú, sinh động, giúp người đọc gần gũi với thế giới loài vật hơn. Đồng thời kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của người đọc.
Câu 4:
Mỗi con người đều phải trải qua những giai đoạn lột xác khác nhau để trưởng thành, hướng tới thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần phải dũng cảm đối mặt, đương đầu với khó khăn, thử thách. Trải qua phong ba bão táp, chông gai, con người sẽ trưởng thành hơn và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống