Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của về Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Nêu cảm nhận của về Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
84
0
0
Nguyễn Tô Thành Lộc
05/06/2022 16:30:55
+5đ tặng

Có thể nói những sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta từ cuối đời Lê Hiền Tông đến đầu đời Gia Long được tác phẩm ghi lại khá tỉ mỉ. Đặc biệt, tác giả không ghi chép một cách khô khan như trong một cuốn sử biên niên, mà cố gắng dựng lên những bức tranh sinh động, tạo được không khí lịch sử và đi sâu được vào bản chất của lịch sử, nêu lên quá trình suy vong không gì cưỡng nổi của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, từ đám vua chúa của triều đình Lê – Trịnh đến hàng ngũ quan lại các cấp, dường như tất cả chỉ là một đám người ăn chơi và tranh giành địa vị, bảo mạng và tùy thời, bất tài, bất lực. Họ không biết gì đến dân, đến nước, không làm được một việc gì có ích cho xã hội.

Cuối cùng cũng vì quyền lợi ích kỉ, họ đang tâm rước kẻ thù bên ngoài vào giày xéo đất nước. Một triều đại như vậy tất yếu phải diệt vong. Song song với sự sụp đổ của triều đình Lê – Trịnh, tác giả đã miêu tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như một sức mạnh phi thường của quần chúng, của lực lượng chính nghĩa nhằm chiến thắng phi nghĩa chiến thắng bạo tàn. Và trong khi phản ánh phong trào Tây Sơn như vậy, tác giả đã chú ý nghĩ lại hình ảnh đẹp đẽ của Nguyễn Huệ, thủ lĩnh nghĩa quân, đồng thời cũng là anh hùng dân tộc. Trong  Hoàng Lê nhất thống chí, mặc dù tác giả vẫn tỏ ra có cảm tình với các vua Lê và những kẻ phục vụ nhà Lê – đó là mặt hạn chế của tác phẩm – nhưng những tình cảm và thiên kiến giai cấp không che lấp cái nhìn hiện thực, khách quan. Nhất là trước nạn ngoại xâm, vấn đề sống còn của dân tộc, thì lập trường dân tộc càng làm cho cái nhìn của tác gỉa thêm đúng đắn, sắc sảo.

Về phương diện nghệ thuật, thành công của  Hoàng Lê nhất thống chí là sự kết hợp tương đối hài hòa giữa chân lí lịch sự với chân lí nghệ thuật. Tác giả không chỉ kể lại những gì đã xảy ra, mà kết hợp việc kể với việc miêu tả cái không khí của sự việc ấy. Tác giả không phải chỉ thấy các nhân vật lịch sử làm gì, mà đã cố gắng nói lên cái cách mà các nhân vật ấy làm như thế nào. Chính vì thế, mặc dù trong  Hoàng Lê nhất thống chí nhân vật bị đẩy xuống bình diện thứ hai sau bình diện các sự kiện lịch sử, người đọc vẫn thấy được diện mạo của các nhân vật lịch sử ấy khá đậm nét. Chỉ riêng hai hồi cuối của tác phẩm, hình như mới được chép thêm vào sau cho rõ cái kết cục "nhất thống", nên khô khan và sơ lược.

Trước hết  là ánh sáng chói lòa của tinh thần dân tộc. Ánh sáng đó đã đẩy lùi nhiều bóng tối khá ư bền chặt trong lòng người kể chuyên, khêu to lên lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc. Nó chưa đủ sức thay đổi hẳn cái nhìn có gốc rễ sâu xa của tác giả đối với vua Lê, nhưng đã lôi cuốn tác giả nhập thân vào sự nghiệp cứu nước, chống xâm lăng. Do đó, khác với nhiều đoạn văn ở các hồi trước, những trang văn trong hồi này cũng như ở hồi mười ba, mười lăm được viết dưới ánh sáng của tinh thần tự hào dân tộc, của lòng yêu nước và sự tự tôn dân tộc cao vút. Đem ánh sáng này chiều vào bọn quân tướng nhà Thanh thì nó xuyên thủng cái chiêu bài "viện binh" cứu giúp mà phơi bày rõ mồn một lòng dạ sài lang của quân cướp nước. Chiếu vào vua tôi Chiêu Thống, nó cũng lướt qua cái bề ngoài vàng gấm mà lộ rõ tư cách đê hèn và tâm địa bỉ ổi của bè lũ phản bội theo voi ăn bã.

Trái lại, đem ánh sáng này rọi vào hàng ngũ quân Tây Sơn thì từ tướng đến quân đều rực sáng lên như trong hào quang chói lọi, xứng đáng là những người con ưu tú của giống nòi, yêu nước tha thiết, quật cường, anh dũng. Và khi đội quân này toàn thắng, bọn giặc kia bỏ chạy thảm hại thì một không khí sung sướng, tự hào như tràn trề lên mặt giấy, lâng lâng, hồ hởi ở khắp chốn, khắp nơi, khiến người đọc cũng thấy mình bị lôi cuốn vào thời khắc vinh quang hiếm có ấy của lịch sử. Nhiều người đồng thanh cho rằng hồi mười bốn này là một bản anh hùng ca chính do xuất phát từ ánh sáng huy hoàng của tinh thần dân tộc cao vời vợi ấy.

Truyền thống độc lập tự cường mấy nghìn năm của dân tộc đã rực sáng lên trong trí tuệ và thổi bùng lên nhiệt tình trong tâm tư người viết. Ngòi bút tự sự rất mực cổ điển vẫn luôn luôn giữ vững nề nếp "hàm súc dư ba", ít lời nhiều ý, nói ít gợi nhiều, nhưng có lúc đã hiện thực một cách lạnh lùng, nghiệt ngã, cũng như lắm khi đã lãng mạn bay cao, cợt đùa với mọi khuôn khổ. Và hiện thực, lãng mạn xen lẫn nhau, cái này nâng đỡ cái kia, bổ sung cho nhau, gắn bó với nhau mật thiết. Và như vậy, hiện thực cũng như lãng mạn đều đã đẩy căng đến nước tột cùng cái xấu xa của quân cướp nước, bán nước cũng như cái tốt đẹp, huy hoàng của đội quân dân tộc cứu nước cứu dân và làm cho bài văn này mang khí vị đậm đà của mọi bản hùng ca chiến trận.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo