Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở nghệ an

 Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở nghệ an .
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
378
1
0
Nguyễn ly
12/06/2022 18:41:08
+5đ tặng

Lễ hội truyền thống là nơi lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống và được thực hành trong dịp diễn ra lễ hội, đó là các tín ngưỡng dân gian; trình diễn nghệ thuật; nghề thủ công; ... Chính vì thế lễ hội là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc ẩn chứa nhiều giá trị, nền văn hóa ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nghệ An được biết đến như một nước Việt Nam thu nhỏ bởi hội tụ đủ các dạng địa hình đồng bằng, miền núi, miền biển, cũng là tỉnh đa dân tộc mà trong đó mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng biệt từ sinh hoạt văn hóa cho đến các hoạt động lễ hội.

Hai năm trở lại đây, do tình hình dịch bệnh phức tạp, Nghệ An tạm thời ngưng các hoạt động lễ hội mùa Xuân thường được tổ chức sau Tết Nguyên đán. Hầu hết các lễ hội chỉ được phép tổ chức phần lễ, gồm các nghi thức như: khai quang, yết cáo, lễ tế,… do ban tổ chức của Lễ hội thực hiện và không có sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lễ hội ở Nghệ An mất đi đặc trưng văn hóa truyền thống với những lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như:Lễ hội đền Cuông.
 

Đền Cuông là ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán được nhân dân xây dựng, tọa lạc tại núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào ngày 21-2-1975. Ngày nay, vào các ngày từ 12 đến 16-2 âm lịch hằng năm, nhân dân thường tổ chức lễ hội đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ bái.

Xưa kia, triều đình quy định lễ hội đền Cuông là quốc lễ, quốc tế. Trên mặt chính của lầu từ cổng tam quan đền Cuông hiện vẫn còn lưu được dòng chữ Hán đắp nổi rất lớn “Quốc tế thượng từ” (Đền nhà nước tế). Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội do tổng Cao Xá gồm 4 thôn: Cao Ái, Cao Quan, Tập Phúc, Yên Phụ đảm nhận trực tiếp, bao gồm các việc chính như: cử ban lễ nghi, mổ trâu, bò, lợn, gà, soạn mâm cỗ hiến tế… Trước đây, đền Cuông chỉ có lễ tế thần, mỗi năm có một kỳ đại tế vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Tham gia tế lễ đều là quan chức (đã nghỉ hưu hoặc đương chức) mặc triều phục, người nào cũng có áo mũ cân đai. Trong các kỳ tế lễ, ban đêm đều có hát tuồng, chèo, đốt đèn bông, đèn hoa sáng đẹp. Ban lễ nghi của đền gồm có 35 người, chia thành 4 ban: Ban tế: gồm 1 chủ tế và 2 bồi tế; Ban chấp sự: 24 người luân phiên lo hương khói; Ban tri đồ: 4 người bảo vệ nội điện; Ban tri diện: 4 người bảo vệ vòng ngoài.

Lễ hội đền Cuông chính thức được tổ chức từ năm 1993, trước đó chỉ tồn tại dưới hình thức là lễ tế thần. Đến nay, lễ hội được tổ chức thường niên từ ngày 12 đến 16-2 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng. Lễ hội đền Cuông không chỉ là một lễ hội nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thục Phán An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Lễ hội có các phần nghi lễ chính như: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Trong đó, không thể không nhắc tới phần lễ rước linh vị Thục An Dương Vương, công chúa và các chư thần từ đình Xuân Ái về đền Cuông, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà sum vầy, nhân dân no ấm hạnh phúc.

Sau phần lễ chính là phần hội, diễn ra từ 15 đến tối 16-2 âm lịch với các trò chơi dân gian: chọi gà, cờ thẻ, cờ người, vật, đu dây; các môn thể thao: bóng chuyền, bóng bàn, kéo co, leo núi; các hoạt động văn hoá, văn nghệ: biểu diễn nghệ thuật, hát chầu văn, thi nét đẹp đền Cuông, chiếu phim video, trưng bầy triển lãm lưu động các chuyên đề về di tích danh thắng - lễ hội của Nghệ An (3). Trong những năm gần đây, Ban tổ chức lễ hội còn đưa vào phần hội những hoạt động sôi nổi như hội trại thanh niên, hội thi Thanh niên thanh lịch lần thứ 3 (năm 2019) thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong vùng.

Lễ hội đền Cuông hiện nay đã trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người dân địa phương. Lễ hội được tổ chức hằng năm như một sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với những người có công với đất nước, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc mà thế hệ trẻ ngày nay cần học hỏi và phát huy.
Đến với lễ hội, mọi người không chỉ tìm về cội nguồn, tham dự các sinh hoạt văn hóa tâm linh, các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh, không chỉ được tham quan di tích, thả hồn vào thiên nhiên kỳ thú, mà còn có dịp được gặp gỡ, giao lưu, vừa được sống với quá khứ hào hùng của dân tộc, vừa thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành văn hóa, đối với các di tích danh thắng. Qua lễ hội, người với người sống với nhau cũng đẹp hơn, tình cảm hơn trong cộng làng xã.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×