LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương, Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng:"Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !".
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
19.960
8
2
Nguyễn Tấn Hiếu
24/04/2018 20:52:56
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình. Nàng khiêm nhường bày tỏ:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.
Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.
Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.
Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).
Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.
Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.
Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của dạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậv mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.
Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.
Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.
Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/04/2018 20:53:39
Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
Trong đoạn trích Chí khí anh hùng, tác giả Nguyễn Du đã tập trung miêu tả và làm nổi bật lên vẻ đẹp ý chí và phẩm chất của Từ Hải. So với nhân vật Từ Hải trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện thì nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du hoàn toàn khác, đó không phải một tên tướng cướp như nguyên mẫu mà là một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất có bản lĩnh và ý chí phi thường. Cảm hứng ca ngợi cùng bút pháp ước lệ tượng trưng khiến cho nhân vật Từ Hải hiện lên lớn lao, kì vĩ, mang đầy đủ phẩm chất của người những người anh hùng xưa.
Khi Thúy Kiều đang tuyệt vọng, chìm đắm trong cuộc sống đau khổ, ê chề nơi lầu xanh thì Từ Hải đã xuất hiện và cứu nàng ra khỏi chốn tửu sắc đầy thị phi ấy. Nhờ có Từ Hải mà Thúy Kiều được báo ân báo oán, được hưởng hạnh phúc vợ chồng như những người phụ nữ bình thường khác. Tuy cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nhưng vẫn không thể che khuất được khát vọng lập thân to lớn của Từ Hải. Vì vậy mà dù không đành lòng nhưng Từ Hải vẫn phải để Thúy Kiều ở lại còn bản thân mình thì ra đi thực hiện hoài bão:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Thúy Kiều và Từ Hải đã có nửa năm bên nhau, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng với hoài bão lớn của người anh hùng, Từ Hải đã “động lòng bốn phương”. Cách sử dụng từ ngữ đầy tính ước lệ đã làm nổi bật lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Dù yêu thương, trân trọng tình yêu với Thúy Kiều nhưng khát vọng anh hùng đã không cho phép Từ Hải lùi bước, tương lai, sự nghiệp phía trước “mênh mang” chưa xác định nhưng với bản lĩnh kiên cường, khát vọng lớn lao ấy hình ảnh ra đi của Từ Hải đẹp đẽ như những bậc trượng phu xưa.
Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:
“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”
Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:
“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.
Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn. Tuy nói Thúy Kiều đi theo sẽ thêm vướng bận nhưng thật ra nguyên nhân chính Từ Hải không muốn Thúy Kiều đi theo là vì không muốn nàng phải chịu khổ, sợ nàng không thể thích ứng được với cuộc sống bốn bể là nhà:
“Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu”
Để Thúy Kiều có thể yên tâm hơn, Từ Hải đã khẳng định thời gian mà mình ra đi là một năm, Từ Hải đã động viên Thúy Kiều về một tương lai chiến thắng, chàng sẽ trở về trong sự hiển hách, vinh quang:
“Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.”
Cuộc chia tay giữa Từ Hải cũng thật khác lạ, đó không phải là những lời tâm tình nỉ non mà lại là những lời hứa hẹn về một tương lai tất thắng, qua đó ta có thể thấy được những phẩm chất trượng phu trong con người của Từ Hải, đó là con người dùng hành động để thể hiện tình cảm với người mình yêu.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất Từ Hải, đó không chỉ là một con người giàu tình cảm mà còn là một người anh hùng có khát vọng lớn cùng ý chí, quyết tâm đầy mạnh mẽ, quyết liệt.
 
8
3
Nguyễn Tấn Hiếu
24/04/2018 20:55:24
Chí khí anh hùng là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nằm từ câu 2213 đến 2230 đã tái hiện cảnh chia tay của Kiều và Từ Hải để chàng đi thực hiện nghiệp lớn. Đặc biệt đã khắc họa vẻ đẹp, tầm vóc và quyết tâm đạt được tham vọng của Từ Hải.
Tên của đoạn trích đọc qua có thể thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn “ Chí khí anh hùng”. “ Chí” là mục đích cao cần hướng tới, “ khí” là nghị lực muốn đạt được mục đích, “ Chí khí anh hùng” là lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng, ở đây nói đến Từ Hải.
Mở đầu đoạn trích tác giả đã khắc họa dáng vẻ và hình ảnh của Từ Hải một cách rất là đặc sắc :
“ Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”
Sống với Kiều nửa năm, đang lúc nồng nàn yêu thương, lúc tình cảm đang ở cao trào ngọt ngào, chính lúc này Từ Hải đã suy nghĩ về việc lớn, quyết gạt chuyện tình cảm nam nữ sang một bên. “ Động lòng bốn phương” là công việc và chí lớn của người nam nhi, việc mà Từ Hải đã nung nấu rất lâu , ý chí đó đã có sẵn trong người chàng, chỉ tạm lui đi khi ở với Kiều, nhưng bây giờ nó lại bùng cháy lên. Và “thoắt” như đã cho ta thấy được sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải, một hành động chớp nhoáng không cần suy nghĩ nhiều. Tác giả vô cùng trân trọng Từ Hải khi xem chàng là bậc trượng phu anh hùng đã nhanh chóng gác chuyện đôi lứa để làm nghiệp lớn, hiện lên dáng vẻ anh hùng bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc.
“ Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”
Từ Hải nhìn ra xa xăm trời bể đã khắc họa dáng vẻ phóng khoáng của chàng sánh ngang với hình ảnh trời đất, vũ trụ. “ Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn. Cái nhìn “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt và ẩn chứa những suy nghĩ phi thường. Gươm, ngựa đã đủ chàng thẳng bước lên đường, một mình ra đi thực hiện ý nguyện không quay đầu lại, hình ảnh đó không làm ta cảm thấy sự đơn độc mà cho thấy sự dũng mãnh của chàng.
Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy
“ Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?.”
Từ Hải rất yêu thương và tôn trọng Kiều coi nàng như “Tâm phúc tương tri”, nhưng khi nàng nói muốn đi cùng chàng đã dứt khoát ra đi một mình. Không muốn để tình cảm ảnh hưởng đến nghiệp lớn. Từ Hải có lí tưởng công danh to lớn, chàng đã hứa với Kiều rất chắc chắn “ bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” thì sẽ đường đường rước nàng về nhà, cho nàng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc chứ bây giờ bốn bể không đâu là nhà, nàng ở bên cạnh sẽ chịu khổ cực. Qua đó cho thấy sự phi thường và ý chí mãnh liệt của người anh hùng, đầy sự tự tin kiêu hãnh về sự chiến thắng ngay trước mắt.
Từ Hải đã hứa với Kiều, bảo nàng đợi mình, và chắc chắn về chiến thắng nhanh chóng của mình :
“Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì?.”
Chàng đã chắc chắn với Kiều là một năm sau sẽ trở về cưới nàng, mục tiêu và thời gian cụ thể, Từ Hải đã vạch ra đường đi cho mình. Qua đó cho thấy Từ Hải là người có lí tưởng công danh, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung. Với chí khí , hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn, Từ Hải đã đem đến cuộc đời Kiều thứ tình yêu đẹp về cuộc sống và niềm tin về công bằng, chính nghĩa.
Sau tất cả dặn dò Kiều và lời hứa với nàng, chàng dứt khoát ra đi:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Hai từ “quyết”, “dứt” đặt ở một câu nhấn mạnh sự quyết đoán của Từ Hải.Thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, lưu luyến chàng. Nguyễn Du mượn hình ảnh chim bằng tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Đã đến lúc chàng tung cánh bay giữa trời gió mây thực hiện ước nguyện của mình.
Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc tác giả đã khắc họa một người anh hùng Từ Hải đầy phóng khoáng, kì vĩ, dứt khoát , oai nghiêm. Qua đó thể hiện niềm ước mơ của chính tác giả về sự tự do tung bay, về công lí mà cần một người anh hùng như Từ Hải mở đường.
Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.
4
2
Quỳnh Anh Đỗ
25/04/2018 09:40:28

Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.

Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.

Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).

Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.

Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.

Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của dạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.

Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậv mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.

Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.

Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.

Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.

Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.

Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.

2
0
Uyên Lâm
02/11/2019 04:27:31
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình. Nàng khiêm nhường bày tỏ:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.
Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.
Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.
Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).
Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.
Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.
Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của dạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậv mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.
Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.
Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.
Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư