LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chu kì tế bào là gì? Trong chu kì tế bào thời gian dài nhất thuộc giai đoạn nào?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.356
2
0
Nguyễn Thành Trương
25/04/2018 05:42:51
Chu kì tế bào là gì? 
Chu kì tế bào: là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian của 2 lần phân bào liên tiếp. 
Chu kì tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tức là khi tế bào hình thành ngay sau quá trình nguyên phân thứ nhất thì kết thúc trước quá trình nguyên phân thứ hai. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thành Trương
25/04/2018 05:50:30
Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục, không liên tục ?
Nuôi cấy liên tục: không có pha tiềm phát. Chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục cho môi trường nuôi, đồng thời chất thải độc hại được lấy ra tương ứng. Dùng để tạo sinh khối.

- Nuôi cấy không liên tục: có 4 pha (lag, log, cân, suy), chất dinh dưỡng và chất thải độc hại không được lấy ra hay thêm vào, môi trường nuôi cấy tách biệt với bên ngoài. Dùng để nghiên cứu.
1
0
Linh Nhi
25/04/2018 07:09:46
1,
Chu kì tế bào : là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian của 2 lần phân bào liên tiếp. Chu kì tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tức là khi tế bào hình thành ngay sau quá trình nguyên phân thứ nhất thì kết thúc trước quá trình nguyên phân thứ hai.
Trong chu kì tế bào thời gian dài nhất thuộc kỳ trung gian
* Diễn biến quá trình nguyên phân
- Kì đầu: Các NST kép co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.
- Kì sau: Các crômatit tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dần dãn xoắn, màng nhân dần xuất hiện. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.
*Diễn biến quá trình giảm phân
Giảm phân I
- Kì trung gian tương tự nguyên phân.
- Kì đầu I: Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. Sau tiếp hợp các NST dần co xoắn lại. Thoi phân bào hình thành. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Kì giữa I: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào.
- Kì cuối I: NST kép dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất phân chia thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.

Giảm phân II
- Kì trung gian diễn ra nhanh do không có sự nhân đôi của NST.
- Các kì phân bào tương tự nguyên phân.
- Kết quả của quá trình giảm phân từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.
Tính số NST, số cromatit, số tâm động qua các kì nguyên phân

Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Số NST đơn 0 0 0 4n 2n
Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0
Số crômatit 4n 4n 4n 0 0
Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n

Tính số NST, số cromatit, số tâm động qua các kì giảm phân

-Giảm phân I
Kì trung gian Kì đầu I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I
Số NST đơn 0 0 0 0 0
Sô NST kép 2n 2n 2n 2n n
Số crômatit 4n 4n 4n 4n 2n
Số tâm động 2n 2n 2n 2n n
-
Giảm phân II
Kì đầu II Kì giữa II Kì sau II Kì cuối II
Số NST đơn 0 0 2n n
Sô NST kép n n 0 0
Số crômatit 2n 2n 0 0
Số tâm động n n 2n n

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư