A, Mở bài
-Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác trong lịch sử văn chương Việt Nam.
-Thành công của "Truyện Kiều" chính là do một phần lớn ở việc xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc.
"Truyện Kiều" được xem là viên ngọc sáng nhất của Nguyễn Du và là kiệt tác có một không hai trong lịch sử văn chương Việt Nam. Tài năng xuất sắc của tác giả tạo nên giá trị lịch sử muôn đời cho Truyện Kiều – kết tinh của tinh hoa Tiếng Việt giàu và đẹp. Nguyễn Du xứng đáng được xem là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh tế mà không một ai có thể vượt qua được.
B, Thân bài
1, Phân tích, bình luận về nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
a) Về nghệ thuật miêu tả nhân vật cần chú ý làm rõ những nét sau:
– vẫn sử dụng cách miêu tả ước lệ, nhưng đã có sáng tạo, đạt được sự sinh động, cụ thể, nhờ chọn lọc được những chi tiết tiêu biểu.
– Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, thậm xưng, trong miêu tả khá thành công.
– Chú ý miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật để làm rõ tính cách.
– Đặc biệt thành công của Nguyễn Du là miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.
b) Về khắc hoạ tính cách:
– Tính cách của nhân vật được khắc hoạ thông qua miêu tả.
– Hình dáng bề ngoài, ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách.
– Trong các chi tiết so sánh khi miêu tả đã dự báo sốphận và tương lai của nhân vật.
– Thái độ đối với các nhân vật thể hiện rõ ràng nhưng vẫn tôn trọng sự phát triển khách quan.
2, Chứng minh qua đoạn trích Trao duyên
Diễn biến tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều:
– Nguvễn Du hóa thân vào Kiều để thấu hiểu và cảm thông, thương xót nàng.
– Kiều sống trong tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm: Cảm thấy mình có lỗi trong việc lỡ làng duyên phận với Kim Trọng.
– Khó giãi bày nỗi niềm riêng.
– Băn khoăn, day dứt và đi đến quyết định: trao duyên cho Thúy Vân.
– Tư thế, tâm thế đều là của kẻ nhờ vả, chịu ơn.
– Thương người trước, thương thân sau; đau đớn đến mức tuyệt vọng.
b.Chứng minh qua đoạn trích Nỗi thương mình
– Bị ép phải làm kỹ nữ tiếp khách làng chơi ở chốn lầu xanh, Thúy Kiều cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã và đau xót cho hoàn cảnh trớ trêu của mình.
– Giữa chốn đông người, Kiều vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
– Đêm khuya, nàng băn khoăn, thao thức, giận đời và thương thân tủi phận.
– Dường như Nguyễn Du lặng lẽ quan sát, theo dõi và thể hiện chính xác tâm trạng phức tạp của Kiều để càng thương xót nàng hơn.
C, Kết bài
– Ngòi bút xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du đã đạt tới trình độ sắc sảo, điêu luyện.
– Chính những hình tượng nhân vật sống động trong tác phẩm đã tạo nên giá trị muôn đời của Truyện Kiều.