LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?

Câu 5. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
311
2
0
Ngọc
26/06/2022 18:45:52
+5đ tặng

Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.

Triết học Mác-Lenin đã rút ra một số kết luận về phương pháp luận khi giải quyết mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên[1][5]:

  • Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không. Tuy vậy cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính (phương án 1), người ta thấy có phương án hành động dự phòng (phương án 2) để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
  • Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên và vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.[13][14]
  • Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật vì cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành cái tất nhiên. Ăng-ghen nhận định rằng: Việc quy định tất cả mọi hiện tượng về tất nhiên, phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên về thực chất không phải là nâng ngẫu nhiên lên trình độ tất nhiên mà là hạ tất nhiên xuống trình độ ngẫu nhiên.[15] Ông cũng phê phát chủ nghĩa siêu hình và cho rằng: Đối với các nhà duy vật này (DV Siêu hình), một vật nào đó chỉ có thể hoặc là tất nhiên, hoặc là ngẫu nhiên chứ không thể vừa cái này, vừa cái kia. Vậy là tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ tồn tại bên cạnh nhau trong tự nhiên mà thôi.[16]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thư Nguyễn
26/06/2022 19:10:04
+4đ tặng
-mối quan hệ
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.

2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.

-ý nghĩa
Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa đưa lại cho chúng ta bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của đời sống hàng ngày:

Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không.



Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiênnagaaxuoong tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên thì ta cũng phải chú ý đến cái ngẫu nhiên

Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trỏe hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất đinh, phù hợp với mong muốn của chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư