Từ xưa, truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu, hiếu kính, vâng lời cha mẹ. Vì thế ông cha ta đã có câu:
“Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,
Đấng sinh thành của mình, đã khổ cực nuôi mình khôn lớn, đã trải nghiệm, đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống, những bài học quí giá truyền trao cho con cái, mà những kinh nghiệm, bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.
Vậy “cá ăn muối” là gì? Là cá ướp,thấm muối. ‘’Cá ươn’’ là gì? Là cá chết, thịt đã biết chất, có mùi hôi. Vậy “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” nghĩa là con cái không nghe lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ là con hư, khó có thể nên người cũng như cá không ăn muối, cá ươn. Con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Vì cha me là những người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cững mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha me là rất cần thiết, quý báu với chúng ta vì vậy chúng ta nên nghe theo.
Trong xã hội buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì:”Con dại thì cái mang” hay “Mũi dại thì lái chịu đòn”. Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cười. Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về đạo đức và giáo dục. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ, đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời, đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời. Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me, đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành…