Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Trích văn bản Vượt thác (Võ Quảng), thuộc chương XI của truyện "Quê nội".
Câu 2: Phép so sánh: "nhanh như cắt" và "Dượng Hương Thư như một pho tương đồng đúc"
Người đọc hình dung được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động. => Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Câu 3: Đoạn văn trên đã miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, mà nổi bật là hình ảnh dượng Hương Thư một tay lèo lái và chế ngự. Bằng biện pháp tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội, đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dung dị, khiêm nhường mà dũng cảm đúng lúc. Dượng Hương Thư vốn là một người lao động chân tay bình thường của làng quê, nhưng anh chỉ đặc biệt khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác. Anh không còn nhỏ bé, khiêm nhường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng: " Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.....". Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự "nhanh như cắt", dưt khoát, quyết đoán của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khoắn lực điền. Tất cả những chi tiết ấy gợi lên vẻ mạnh mẽ và tư thế hiên ngang của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |