Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại 1 câu chuyện cổ tích trong đó có ba trạng ngữ

tìm trạng ngữ trên đâu ạ
bài tập là : kể lại 1 câu chuyện cổ tích trong đó có ba trạng ngữ
 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
79
1
0
Hiền Văn
11/07/2022 19:18:19
+5đ tặng
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thư Nguyễn
11/07/2022 19:18:42
+4đ tặng
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2
0
Kim Mai
11/07/2022 19:19:42
+3đ tặng

Trong các câu chuyện cổ tích mà em đã từng được đọc, thì câu chuyện em thích nhất chính là truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh - một chàng trai dũng cảm, tốt bụng và tài năng. Chàng vốn là thái tử ở trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. Cha chàng qua đời trước khi chàng được sinh ra. Mấy năm sau, mẹ chàng cũng qua đời. Để lại Thạch Sanh sống cánh tứ cố vô thân, lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng là một lưỡi búa của cha để lại. Năm chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho chàng đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh là người luôn khát khao mái ấm gia đình. Vì vậy, chàng đã bị Lý Thông lừa gạt, đến sống chung và làm lụng giúp đỡ mẹ con nhà hắn. Sau này, chàng còn bị Lý Thông lừa đến miếu thờ nộp mạng cho chằn tinh thay hắn. May mắn nhờ có võ nghệ và phép thần thông, Thạch Sanh đã giết chết và chặt đầu chằn tinh mang về. Lần này, chàng lại bị Lý Thông lừa gạt cướp công giết chằn tinh, còn bản thân thì lại trở về lủi thủi một mình dưới gốc đa.

Sau này, trong một lần tình cờ, chàng nhìn con đại bàng tinh đang bắt một cô gái bay ngang qua. Thế là Thạch Sanh liền bắn bị thương cánh của đại bàng, rồi lần theo vết máu mà đuổi tới hang của đại bàng, nhằm tìm cách cứu cô gái. Tuy biết được hang ổ của đại bàng, nhưng Thạch Sanh vẫn chưa tìm ra cách cứu cô gái vì cái hang quá sâu, một mình chàng thì không đưa cô gái lên được. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông, một lần nữa hắn lại tìm cách lừa chàng. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, và nhà vua đã ra lệnh rằng, nếu ai cứu được công chúa sẽ được cưới nàng và nối ngôi vua. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, lập tức dẫn Lý Thông và quân lính đến hang đại bàng. Chàng chủ động nhảy xuống đưa công chúa lên trước. Đến lượt chàng, Lý Thông sai quân lính lấp cửa hang lại. Đến lúc này chàng mới nhận ra bộ mặt độc ác, xảo trá của hắn.

Cửa hang bị lấp lại, Thạch Sanh cố tìm cách ra ngoài bằng một lối đi khác. Trong quá trình đó, chàng gặp mặt và cứu thoát con trai vua Thủy Tề khỏi cũi sắt. Sau đó, chàng được mời xuống thủy cung và được vua thủy tề tạ ơn hậu hĩnh. Thế nhưng với tính cách thật thà, chàng chỉ xin nhận một cây đàn rồi lại trở về túp lều cũ dưới gốc đa.

Trở về nhà, chàng lại tiếp tục cuộc sống như xưa. Ngày ngày, sau khi làm việc mệt mỏi thì chàng lại lấy cây đàn ra để giải khuây. Tiếng đàn của chàng vẳng đến cung công chúa, khiến nàng bật cười vui vẻ. Thì ra từ lúc được cứu ra khỏi hang đại bàng, công chúa lúc nào cũng ủ rũ, buồn bã. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh vào cung để truy hỏi cho rõ ràng. Đến nơi, Thạch Sanh kể rõ sự tình cho mọi người. Đến đây, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông bị đem ra xử phạt, còn Thạch Sanh trở thành phò mã. Thế nhưng với lòng thương người, chàng đã tha cho mẹ con Lý Thông và để họ về quê. Nhưng trên đường về họ bị sét đánh trúng và biến thành bọ hung.

Sau khi đám cưới của Thạch Sanh và công chúa diễn ra thì hoàng tử các nước chư hầu đem quân sang tấn công nước ta vì ganh ghét. Thạch Sanh đã xin nhà vua cho mình được ứng chiến. Đến nơi, chàng dùng tiếng đàn để làm quân địch bủn rủn tay chân, không nghĩ suy gì về việc chiến đấu. Sau đó, chàng dùng niêu cơm thần ăn mãi không hết khiến cho quân lính các nước chịu thua. Vì không ai có thể ăn hết cơm được. Do đó, quân của các nước chư hầu buộc phải rút về. Sau này, Thạch Sanh nối ngôi vua, trở thành một vị hoàng đế.

Câu chuyện vô cùng hay và hấp dẫn em không chỉ vì nó có nhiều chi tiết kì ảo thú vị. mà còn bởi vì trong nó, chứa đựng những ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện, cái chính sẽ luôn thắng cái ác, cái tà. Đây là một tư tưởng vô cùng tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.

0
0
Lê Lòng Hoang
11/07/2022 19:30:37
+2đ tặng

Trong các câu chuyện cổ tích mà em đã từng được đọc, thì câu chuyện em thích nhất chính là truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh - một chàng trai dũng cảm, tốt bụng và tài năng. Chàng vốn là thái tử ở trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. Cha chàng qua đời trước khi chàng được sinh ra. Mấy năm sau, mẹ chàng cũng qua đời. Để lại Thạch Sanh sống cánh tứ cố vô thân, lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng là một lưỡi búa của cha để lại. Năm chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho chàng đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh là người luôn khát khao mái ấm gia đình. Vì vậy, chàng đã bị Lý Thông lừa gạt, đến sống chung và làm lụng giúp đỡ mẹ con nhà hắn. Sau này, chàng còn bị Lý Thông lừa đến miếu thờ nộp mạng cho chằn tinh thay hắn. May mắn nhờ có võ nghệ và phép thần thông, Thạch Sanh đã giết chết và chặt đầu chằn tinh mang về. Lần này, chàng lại bị Lý Thông lừa gạt cướp công giết chằn tinh, còn bản thân thì lại trở về lủi thủi một mình dưới gốc đa.

Sau này, trong một lần tình cờ, chàng nhìn con đại bàng tinh đang bắt một cô gái bay ngang qua. Thế là Thạch Sanh liền bắn bị thương cánh của đại bàng, rồi lần theo vết máu mà đuổi tới hang của đại bàng, nhằm tìm cách cứu cô gái. Tuy biết được hang ổ của đại bàng, nhưng Thạch Sanh vẫn chưa tìm ra cách cứu cô gái vì cái hang quá sâu, một mình chàng thì không đưa cô gái lên được. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông, một lần nữa hắn lại tìm cách lừa chàng. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, và nhà vua đã ra lệnh rằng, nếu ai cứu được công chúa sẽ được cưới nàng và nối ngôi vua. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, lập tức dẫn Lý Thông và quân lính đến hang đại bàng. Chàng chủ động nhảy xuống đưa công chúa lên trước. Đến lượt chàng, Lý Thông sai quân lính lấp cửa hang lại. Đến lúc này chàng mới nhận ra bộ mặt độc ác, xảo trá của hắn.
3 trạng ngữ đó nha bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×