LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn về cảm xúc của em về bài thơ Lời ru trên mặt đất của Tác giả Xuân Quỳnh

Viết đoạn văn về cảm xúc của em về bài thơ Lời ru trên mặt đất của Tác giả Xuân Quỳnh
ko copy mạng
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
514
1
0
Nhi
14/07/2022 20:03:12
+5đ tặng
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Thị Hòa
14/07/2022 20:03:45
+4đ tặng

ó tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo.

Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Ðọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ.

Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Ðoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy: “Lời ru ẩn nơi nào/ Giữa mênh mang trời đất/ Khi con vừa ra đời/ Lời ru về mẹ hát”.

Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Ðọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” nổi tiếng của chính tác giả: “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Ðể bế bồng chăm sóc”. Quả lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm.

1
0
Vũ Phan Bảo Hân
14/07/2022 20:04:48
+3đ tặng

Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo.

Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Ðọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ.

Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Ðoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy: “Lời ru ẩn nơi nào/ Giữa mênh mang trời đất/ Khi con vừa ra đời/ Lời ru về mẹ hát”.

Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Ðọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” nổi tiếng của chính tác giả: “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Ðể bế bồng chăm sóc”. Quả lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm.

Trước hết, lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành: “Lúc con nằm ấm áp/ Lời ru là tấm chăn/ Trong giấc ngủ êm đềm/ Lời ru thành giấc mộng”.

Ý vị nhất là khổ thứ ba bởi sự bất ngờ trong cảm xúc tác giả. Lâu nay, thơ ca viết về lời ru của bà, của mẹ thường gắn với giấc ngủ trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về…”; hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm”. Ðến Xuân Quỳnh, lời ru còn biết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống”.

Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ: “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống”.

Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học: “Và khi con đến lớp/ Lời ru ở cổng trường/ Lời ru thành ngọn cỏ/ Ðón bước bàn chân con”.

Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che ấm áp. Mai này lớn khôn, đời con rồi sẽ ra sao? Khổ thơ cuối bài được tác giả dùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Giọng thơ, hơi thơ ở đây cũng trải dài ra, khi trục trặc với nhiều thanh trắc được gieo ở các vần “gắt”, “mát”, “thẳm” để rồi kết thúc là câu thơ toàn thanh bằng đi liền nhau: “Lời ru thành mênh mông” như chính cuộc đời mỗi người qua hết gian truân sẽ được thành danh, hiển đạt.

Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao: “Mai rồi con lớn khôn/ Trên đường xa nắng gắt/ Lời ru là bóng mát/ Lúc con lên núi thẳm/ Lời ru cũng gập ghềnh/ Khi con ra biển rộng/ Lời ru thành mênh mông”.

“Lời ru của mẹ” khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la: “Dẫu con đi trọn cuộc đời/ Vẫn không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư