Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

1 trả lời
Hỏi chi tiết
64
1
0
Nguyễn Quốc Việt
15/07/2022 06:22:18
+5đ tặng
Câu 1.
Bài thơ trích trong văn bản "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh.
Câu 2.
Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910).
Câu 3. 
Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã… 
Câu 4.
- Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
- Tầng nghĩa thứ hai (lớp nghĩa tưởng tượng): khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
Câu 5. 
Biện pháp tu từ: nói quá “xách búa”, “ra tay” đi với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể”
-> Tác dụng: đã tô đậm sức mạnh hơn người của người chí sĩ yêu nước, làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người cùng với khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của người dám coi thường thử thách, gian nan.
Câu 6. 
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Câu 7. 
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
Câu 8. 
Bốn câu thơ dựng lên tượng đài uy nghi về người anh hùng cách mạng khí phách, hiên ngang. Làm trai”vốn là quan niệm truyền thống của người xưa mà ca dao đã nhắc tới : “làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng. Còn các nhà nho như Nguyến Công Trứ thì tâm niệm : “Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Như vậy người trai phải là người có ý chí,có công danh sự nghiệp lớn lao,được lưu cùng sử sách. Với Phan Châu Trinh, thì chí làm trai lại gắn sự nghiệp lớn ấy vào công việc cụ thể là tìm đường cứu nước. Chí làm trai ấy được ông đặt trong vị trí không gian cụ thể là giữa  đất Côn Lôn cũng là khi  ông đang bị tù đày mất tự do. Ba câu sau đã miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa khắc hoạ tầm vóc to lớn của người anh hùng với những hoạt động phi thường. Cách nói quá  “Lững lẩy” “làm cho lở núi non” “xách búa” ra tay “đánh tan năm bảy đống” “đập bể mấy trăm hòn” làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người. Lừng lẫy” là ngạo nghễ, lẫm liệt, có tầm vóc lớn lao kì vĩ, có sức mạnh tiềm tàng... Đập đá là công việc phải dùng búa và sức người để phá núi, bê những tảng đá to, rất nặng, di chuyển tới chỗ khác rồi dùng búa đập cho vỡ nhỏ ra, cứ thế rất nhiều lần nhiều ngày. Tính từ “Lừng lẫy”kết hợp với cụm động từ “Lở núi non” còn giúp ta  hình dung tưởng tượng được những gì khi những nhát búa đập vào đá núi là 1 hình ảnh rất thực,ta như nghe thấy được âm thanh của tiếng đập đá vang trong không gian và rõ ràng trong cảm nhận của Phan Châu Trinh làm cho “Lở núi non” là làm cho long trời lở đất. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách, gian nan. Có thể nói ngay từ những dòng thơ đầu tiên, bức chân dung người tù cách mạng đã dựng lên sừng sững giữa thiên nhiên, sánh ngang tầm trời đất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư