Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn rticsh sau và trả lời câu hỏi

dần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn rticsh sau và trả lời câu hỏi ;
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc
quan thì nghĩ đến cây cổi xanh tươi, không khi sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta
không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ảnh mắt tích cực.
Cải thiện có thể sẽ thua cải ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng.
Cử sau một sự cổ, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ
làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất tron
đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thói
bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống
100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười
thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.
Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích
cực, "nguy" (problem) sẽ được họ biển thành "cơ" (opportunity). Người tích cực và lạc
quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình
học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, theo Tony buổi sáng, NXB Trẻ 2016, tr. 37)
Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3(1 điểm): Từ “cháy” trong câu cuối cùng của đoạn trích nên hiểu như thế nào? Đó
là từ được dung theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em?
Phần 2. Làm văn
Câu 1: Học xong “ Đức tính giản dị của Bác Hồ" của phạm Văn Đồng. Trình bày nhận
thức của em về sự giản dị trong cuộc sống đời thường.
Câu 2: Chứng minh câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm"
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
123
1
0
Nhi
27/07/2022 21:15:02
+5đ tặng
 Nội dung đoạn trích: Đoạn trích nó cho ta thấy hai mặt đối trong cùng một công việc, từ đó, tác giả đã đưa ra cho chúng ta một thông điệp rằng hãy luôn sống tích cực, sống một cách bừng cháy, hết mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Anh Minh
27/07/2022 21:15:32
+4đ tặng

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. - Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
1
0
Thùy Dung
27/07/2022 21:15:42
+3đ tặng

Tục ngữ là những câu nói chứa đựng bài học quý giá của ông cha ta. Trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên quý giá về cách sống.

Câu tục ngữ gồm hai vế, đối xứng nhau “đói cho sạch” - “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Trong cuộc sống, con người sẽ có lúc gặp khó khăn. Những thiên tai, dịch bệnh… là những hiểm họa khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự. Đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nhưng đó là điều cần thiết để khiến bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng. Con người có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực. Đối với một học sinh, việc giữ gìn phẩm chất trong sạch được thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Ví dụ như không gian lận trong thi cử, cố gắng học tập dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống giản dị không đua đòi…

Tóm lại, đây câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lý. Và cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×