Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận vè học và hành

nghị luận vè học và hành
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
2
0
Thu Trang
30/07/2022 14:38:13
+5đ tặng

Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.

Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa học và hành thì chúng ta cũng cần phải hiểu học là gì và hành là gì. Mỗi ngày chúng ta đều đến trường và đi học, như vậy học chính là cách mà chúng ta tiếp nhận những tri thức của nhân loại. Đây là vốn tri thức quý báu giúp chúng ta trở thành những người có tri thức sau này. Hành có nghĩa là hành động, là làm việc. Bác Hồ của chúng ta cũng có câu nói rất nổi tiếng rằng: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua câu nói của Bác Hồ chúng ta thấy rằng học và hành bao giờ cũng phải song hành với nhau.

Vì sao việc học phải đi đôi với việc hành? Mỗi ngày học sinh chúng ta đến trường đều tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức mới. Nếu chỉ học lý thuyết suông thì đến một ngày nào đó những lý thuyết ấy chúng ta cũng sẽ quên hết. Quên là bởi chúng ta không được thực hành, không được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Nếu học mà không áp dụng thì việc học không còn ý nghĩa gì nữa. Khi bước ra ngoài xã hội, chúng ta trở thành những kẻ ngu ngơ không biết một chút gì. Kiến thức đã học được coi như bỏ không. Những thành tích học tập tốt trước đây chỉ là cái hình thức, thực chất rỗng tuếch chẳng mang lại cho ta điều gì. Trong Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp cũng phê phán những người đua học hình thức cầu danh lợi.

Con người ta nếu như không học mà chỉ chăm chăm vào thực hành thì cũng khó có được kết quả tốt. Một chuyện đơn giản như cắm cơm thôi, nếu như trước đó chúng ta không học cách nấu thì sẽ chẳng bao giờ có được một nồi cơm ngon. Có khi cơm sẽ nhão, sẽ khô hoặc có thể bị sống cơm nữa. Nhưng nếu chúng ta học cách nấu từ việc đong gạo sao cho vừa, đổ nước sao cho đủ thì sau vài lần thực hành chắc chắn chúng ta sẽ nấu được những nồi cơm ngon tuyệt. Hay như các môn ngoài ngữ, làm sao chúng ta có thể hành khi mà chúng ta chưa học? Khi gặp người nước ngoài, chúng ta sẽ không hiểu họ nói gì. Nhưng nếu chúng ta học mà lại không bao giờ thực hành, không nói chuyện với người nước ngoài thì sớm muộn gì chúng ta cũng quên mất lý thuyết.

Hiểu được mối quan hệ và giá trị của học với hành nên các trường học hiện nay cũng đã đưa việc thực hành vào song song với giảng dạy lý thuyết. Bằng chứng là trường học chúng ta đã có thêm phòng thực hành tin học, phòng thí nghiệm hóa học,… Không chỉ dừng lại ở việc học và thực hành kiến thức sách vở, chúng ta còn không ngừng vận dụng kiến thức của mình vào các hoạt động xã hội. Những phong trào tình nguyện, những hoạt động tương thân tương ái đã cho thấy rằng trường học ngày càng gần gũi với xã hội hơn. Trường học không chỉ dạy học sinh thành tài mà còn dạy học sinh thành người.

Nếu chúng ta biết theo điều học mà làm, chúng ta sẽ trở thành những người vừa biết nói, vừa biết làm. Chúng ta biết vận dụng kiến thức của mình để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Đưa đất nước Việt Nam tiến bước về phía trước, sánh ngang với các cường quốc khác. Hiểu được vấn đề ấy, chúng ta cũng sẽ xóa bỏ được tình trạng học giả mà bằng thật.

Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
31/07/2022 23:37:37
+4đ tặng
Học tập là một quá trình quan trọng theo suốt cuộc đời mỗi con người. Từ xưa đến nay, các bậc học giả, hiền triết đều khuyên chúng ta có một phương pháp học tập đúng đắn để thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích, đạt được những thành công trong cuộc sống. Một trong số những phương pháp đó là học đi đôi với hành. Nguyên lí này cũng được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đề cập trong bài tấu “Bàn về phép học” gửi vua Quang Trung.

Vậy, thế nào là “học đi đôi với hành”, hay như Nguyễn Thiếp nói, đó là “theo điều học mà làm”. Học là quá trình tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về mọi mặt. Còn hành là thực hành, nghĩa là áp dụng những kiến thức học được vào thực tế đời sống.

Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau, mặt này gắn với mặt kia. Học được xem như gốc rễ của cây, gốc có bền vững thì cây mới cứng cáp, khỏe mạnh. Lúc nhỏ ta học đi, học nói, lớn hơn thì dần tiếp cận với biển tri thức khổng lồ của nhân loại. Học là ngọn đèn soi sáng, dẫn đường để chúng ta thực hiện mọi công việc trong đời sống. Thế nhưng, “lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Lí thuyết mà không áp dụng vào thực tế chỉ là lí thuyết suông, việc học mất đi giá trị, tốn công sức, thời gian và tiền bạc.

Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc áp dụng lí thuyết vào thực tiễn để lao động và làm việc là vô cùng cần thiết. Từ những chỉ dẫn sẵn có, người kĩ sư phải biết vận dụng nó để điều hành máy móc. Qua thời gian học tập trên giảng đường, người kiến trúc sư phải thiết kế được bản vẽ của những công trình. Chính Bác Hồ- lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đã vận dụng thành công và sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào con đường cách mạng của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi lầm than, nô lệ, giành lại nền tự chủ, hòa bình, độc lập cho đất nước. Thực hành là khâu sau cùng để kiểm tra và chứng thực quá trình học tập lâu dài và bền bỉ của chúng ta. Thế nhưng, thực hành cần có một cái gốc vững chắc là lí thuyết để làm nền tảng cho mọi hành động sau này. Thiếu lí thuyết, việc thực hành sẽ gặp nhiều trở ngại, con người sẽ trở nên lúng túng, bối rối.

Là một người học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ về mối quan hệ gắn bó giữa học và hành để đạt được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống. Trước tiên, chúng ta cần nắm vững kiến thức từ những bài giảng của thầy cô, tìm hiểu thêm kiến thức từ sách vở, những phương tiện truyền thông và ngoài đời sống. Từ cơ sở những hiểu biết tích lũy được, còn cần áp dụng một cách khéo léo và sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề, công việc trong thực tế. Bên cạnh đó, việc xác định cho mình một mục đích học tập rõ ràng, một phương pháp học tập đúng đắn cũng vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nước ta còn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành. Vấn đề này một mặt đến từ nhận thức của học sinh, mặt khác còn do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành để áp dụng những kiến thức từ sách vở vào cuộc sống.

Tổ chức UNESCO từng đề xuất một mục đích học tập, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy nghe theo lời dạy của Nguyễn Thiếp, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhị giữa học và hành để có thể thành công trong mọi mặt đời sống, chứng minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo