Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà tù côn đảo là gì

Nhà tù côn đảo là gì ? tại sao bộ đội Việt nam lại nói nhà tù côn đảo là ác mộng nhà tù ? 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
124
1
0
Hồng Anh
04/08/2022 14:38:30
+5đ tặng
Chuồng cọp do Pháp xây
  • Xây dựng năm: 1940
  • Tổng diện tích: 5.475 m²
  • Diện tích phòng giam: 1.408 m²
  • Phòng tắm nắng: 1.873 m²
  • Khoảng trống: 2.194 m²
  • Bao gồm: 120 phòng biệt giam (chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng).
  • Đặc điểm: Bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn).
  • Ngoài ra, còn có 60 phòng không có mái che được gọi là Phòng tắm nắng (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng).
  • Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn.
Chuồng cọp do Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xây[sửa | sửa mã nguồn]

Chuồng cọp

Chuồng cọp do Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xây dựng còn có tên là trại 7 hay là trại Phú Bình.

  • Xây dựng năm: 1971
  • Tổng diện tích:25.768 m²

Trong đó:

  • Diện tích phòng giam: 3800 m2
  • Nhà phụ thuộc: 673 m²
  • Nhà ở: 173 m²
  • Khoảng trống: 22.369 m²
  • Bao gồm: 384 phòng biệt giam (chia làm 4 khu: AB-CD-EF-GH, mỗi khu có 2 dãy và mỗi dãy có 48 phòng).
  • Đặc điểm: Đây là kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tông, không có bệ nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp.
  • Đây là nơi nổi dậy đầu tiên của tù chính trị vào lúc 12 giờ đêm 30/4, rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 (tại khu GH) chiếm được nhà tù Côn Đảo, chấm dứt hoạt động của nhà tù này sau 113 năm.

Khu "Chuồng Cọp" là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân ở đây bị giam trong những căn phòng chỉ rộng 5m2, không có giường nằm. Người tù bị cùm chân và phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp, điều kiện vệ sinh và ăn uống rất kém, lại thường xuyên bị tra tấn để hỏi cung. Khu này dành cho những tù binh quan trọng không chịu khai báo, với mục đích dùng sự khổ ải để khuất phục ý chí của tù nhân. Để tránh bị dư luận phản đối, khu "chuồng cọp" được Mỹ xây biệt lập và được giữ bí mật, trong một thời gian dài không ai ở bên ngoài biết đến sự tồn tại của khu "chuồng cọp" này.

Tháng 7/1970, sự thật bị Mỹ che giấu về Chuồng Cọp trong hệ thống Nhà tù Côn Đảo đã bị phanh phui, gây chấn động quốc tế. Người đầu tiên khám phá ra sự thật đó trước công chúng Mỹ là nhà báo Mỹ - Don Luce. Trợ lý của đoàn Quốc hội Mỹ là ông Tom Harkin đã thuyết phục hai nghị sĩ trong đoàn điều tra hoạt động tra tấn trong "Chuồng cọp" tại nhà tù Côn Đảo nằm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Sử dụng bản đồ được Cao Nguyên Lợi - một cựu tù nhân bị giam trong "Chuồng cọp" vẽ, Don Luce và Tom Harkin đã bí mật chuyển hướng khỏi các lộ trình được lên kế hoạch từ trước, và vội vã đi xuống một con hẻm giữa hai dãy nhà tù. Họ tìm thấy cánh cửa nhỏ dẫn đến các lồng sắt giữa các bức tường nhà tù. Don Luce kể:

"Tại đây hình ảnh của các tù nhân trong lồng đã khắc sâu trong tâm trí tôi, không thể tẩy xóa nổi. Người đàn ông với ba ngón tay bị cắt rời; một người khác đã chết có hộp sọ đã vỡ toác; và nhiều tu sĩ Phật giáo Huế - những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phật tử - trong tình trạng thê lương. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và và các vết thương lở loét ở mắt cá chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào."[2][3][4]

Các bức ảnh do ông Harkin chụp ở nhà tù Côn Đảo đã được đăng trên tạp chí Life ngày 17/7/1970, cho thấy cảnh giam giữ tồi tệ và sự tra tấn mà tù nhân ở đây phải gánh chịu. Một cuộc biểu tình quốc tế nổ ra sau đó. Dưới áp lực của dư luận Quốc tế, 180 tù nhân đàn ông và 300 tù nhân phụ nữ được chuyển khỏi các Chuồng cọp. Nhiều người được đưa đến bệnh viện tâm thần do chấn thương tâm lý quá nặng. Một số đã được chuyến đến các nhà tù khác.

Grace Paley đã mô tả cuộc sống trong tù của một trong số 300 phụ nữ bị giam giữ tại Chuồng cọp - Nhà tù Côn Đảo trong cuốn sách xuất bản năm 1998:

"Trước khi vào tù, Thiều Thị Tạo là một học sinh trung học 16 tuổi. Cô đã bị tống giam vì không chào cờ. Trong tù, Thiều Thị Tạo bị giam trên nền đất. Cô bị đánh vào đầu bằng dùi cui. Đầu cô bị kẹp giữa hai thanh thép. Nước rót xuống cổ họng cô. Sau đó, vào ngày 20/11/1968, cô bị chuyển đến trụ sở cảnh sát quốc gia…Tới cuối năm 1969, Tạo đã được chuyển đến Chuồng cọp của Côn Đảo. Trong vài ngày ở đây, cô đã bị treo lên một cái móc sắt. Hình thức tra tấn này khiến xương sống của cô đã bị hư hại và đến nay cô vẫn phải đeo nẹp ở cổ. Sau một năm ở trong Nhà tù Côn Đảo, cô được chuyển giao cho các nhà thương điên ở Biên Hòa."
Chuồng Bò

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng Nhật Linhh
04/08/2022 14:38:56
+4đ tặng
Các khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo như Trại tù Phú Hải, chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ, Bãi sọ người..., trước đây, thực dân Pháp đã giam cầm và dùng đủ các đòn tra tấn vô cùng tàn bạo hòng dập tắt ý chí của các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh vì độc lập, tự do và giải phóng dân tộc. Khu biệt lập chuồng bò do thực dân Pháp xây dựng năm 1876, được Mỹ mở rộng vào năm 1963. Cao điểm nhất vào năm 1942, nhà tù Côn Đảo đã giam cầm, đày ải trên 4.400 chiến sĩ cách mạng, đảng viên, sĩ phu yêu nước. Nhiều phòng giam thiết kế để giam cầm 40-50 tù nhân, nhưng chúng lại giam cả trăm người, có những người tù đã bị chết vì thiếu không khí. Người tù ở Côn Đảo không chỉ bị bỏ đói còn bị xiềng chân, tra tấn dã man và lao dịch khổ sai như đập đá, làm đường, xây cầu tàu, đốn gỗ, xay lúa, lấy san hô nung vôi... Lao động vất vả, nhưng chế độ ăn uống vô cùng kham khổ, thậm chí chúng trộn lẫn cơm cùng với cát, sạn, thóc, mảnh sành.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×