Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý : hãy nêu ý kiến của em về vấn đề bạo học đường

lập dàn ý : hãy nêu ý kiến của em về vấn đề bạo học đường.mn giúp mik với ạ cần đang cần gấp,mik cảm ơn mn nhiều
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
69
1
0
Kim Mai
07/08/2022 12:47:38
+5đ tặng

Dàn ý Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

1. Mở bài

Nạn bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian gần đây.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Bạo lực học đường là việc gây tổn hại giữa các học sinh; sinh viên giữa giáo viên và học sinh trong môi trường học tập.
  • Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức: lăng mạ; xúc phạm; cố ý gây thương tích; chế giễu;…

b.Thực trạng

  • Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề báo động, cấp thiết trong môi trường giáo dục.
  • Nạn bạo lực học đường xảy ra nhiều ở nữ sinh
  • Độ tuổi chủ yếu là từ 15-18 tuổi
  • Mâu thuẫn phát sinh chỉ vì những xích mích nhỏ.
  • Một vài vụ việc tiêu biểu

c. Hậu quả

– Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, khôn lường:

  • Suy đồi đạo đức; nhân cách cá nhân
  • Gây thiệt hại về sức khỏe thậm chí là tính mạng con người
  • Gây tổn hại đến nhân phẩm; danh dự con người
  • Cá nhân có thể sẽ đối diện với sự trừng phạt của pháp luật khi còn quá trẻ=> ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp về sau.
  • Gây mất trật tự an toàn an ninh xã hội
  • Đi ngược lại với lí tưởng giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn”
  • Gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh và các bạn khác
  • Ảnh hưởng đến giảng dạy; truyền thụ kiến thức

d. Nguyên nhân

  • Tâm sinh lý mới lớn: thích thể hiện; bồng bột; thiếu suy nghĩ
  • Sự quản lý lỏng lẻo từ phía nhà trường
  • Gia đình chưa quan tâm sát sao
  • Cá nhân chưa định hướng đúng; hiểu rõ về cách thức giáo dục => ức chế trong quá trình giảng dạy => mâu thuẫn
  • Bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ
  • Thiên về học các môn cứng như Toán văn anh còn các môn về xây dựng bản thân và kĩ năng sống chưa được tích cực.

e. Giải pháp

  • Bản thân cá nhân: trau dôi; xác định đúng đắn mục tiêu học tập, đến trường
  • Giữ vững quan điểm
  • Gia đình nhà trường nên chú ý quan tâm sát sao hơn; nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm sinh lý các em
  • Gần gũi hơn qua các buổi teambuilding; cắm trại; workshop; sinh hoạt chia sẻ
  • Môn học GDCD nên được chú trọng và đầu tư giảng dạy hơn.

f. Liên hệ bản thân

  • Lễ phép với thầy cô
  • Chan hòa với bạn bè
  • Tích cực học tập; rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi; thành tấm gương tốt và có ích cho cộng đồng.

3. Kết bài

  • Nạn bạo lực học đường là một vấn nạn tiêu cực.
  • Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để đẩy lùi vấn nạn đáng sợ này, trở cho con trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Trang
07/08/2022 12:47:38
+4đ tặng
Dàn ý nghị luận xã hội về nạn bạo lực học đường

I. Mở bài:

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

ADVERTISING
Xem Thêm
X

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

  • Tổn thương về thể xác và tinh thần.
  • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
  • Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

  • Con người phát triển không toàn diện
  • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
  • Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
  • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

2
0
Ng Nhật Linhh
07/08/2022 12:47:39
+3đ tặng

I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường, tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×