Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) nêu cảm nhận của anh/chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ

Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) nêu cảm nhận của anh/chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thười bấy giừo qua tác phẩm Tự Tình của Hồ Xuân Hương. Mong mn giúp đỡ mình. Cảm ơn rất nhiều.^^
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.422
1
0
uz
07/08/2022 17:05:46
+5đ tặng

Lê Hữu Trác ngỡ ngàng trước quang cảnh kinh đô. Đó là bởi "cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Cảnh giàu sang ở đây khác quá. Lê Hữu Trác, vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa cũng phải thốt lên rằng: "Cả trời Nam sang nhất là đây!" Bao nhiêu giàu sang phú quý đều tập trung ở phủ chúa. Những người dân bình thường có bao giờ được biết đến cái cảnh sang giàu này. Nhưng đó cũng mới chỉ là cái biểu hiện ban đầu. Bài thơ mà cụ Lê Hữu Trác ngâm dọc đường đi được kết thúc bằng câu:

"Quê mùa, cung cấm chưa quen

Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào!"

    Câu kết thúc ấy đã phần nào phản ánh tâm tư của cụ. Cuộc sống bên ngoài và bên trong phủ chúa thật là khác nhau. Giống như người ngư phủ năm xưa lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, thơ mộng. Có một cảm giác xót xa lẩn quất ở đâu đây. Một sự phân vân, trăn trở trong tâm hồn người làm nghề y. Không phải ngẫu nhiên cụ Trác có hứng ngâm thơ chơi, mà đó là để ghi nhớ cái sự giàu sang khác thường trong phủ chúa. "Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương." Được ngồi trên cáng để vào phủ mà "khổ không nói hết". Chỉ với chi tiết ấy đã cho thấy tâm hồn Lê Hữu Trác không hợp với chốn này. Ông sinh ra không phải để dành cho những chốn "rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào".

    Sự ngỡ ngàng ngạc nhiên cũng được tăng dần qua từng nơi cụ đặt chân đến. "Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ" chưa bao giờ thấy được đặt trong cái điểm ven hồ. Rồi những đồ dùng trong phủ chúa đều được sơn son thếp vàng, từ cái kiệu để vua chúa đi, đến các đồ nghi tượng, từ cái sập đến những cây cột... Bàn ghế thì toàn những đồ đạc "nhân gian chưa từng thấy". Tác giả chỉ dám "ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cái cử chỉ cúi đầu đi ấy chứng tỏ rằng Lê Hữu Trác không phải là người đam mê vinh hoa phú quý, ham tiền bạc hay lợi lộc. Đó là một nét đẹp trong nhân cách con người ông. Ông cảm thấy lạ lẫm và lạc lõng giữa cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những điều đó đều bộc lộ qua ngòi bút kí sự đặc sắc, chân thực.

    Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn đươc bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...). Nhưng rồi lại nghĩ: "Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được".

       Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử "phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu", vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lượng tâm.

    Như vậy, cảm nhận Vào phủ Chúa Trịnh từ cách nhìn của Lê Hữu Trác đối với đời sống nơi phủ chúa, đến sự suy nghĩ cân nhắc khi kê đơn cho thế tử đều cho thấy ông là người có tâm huyết với nghề và có nhân cách, giàu đức độ, coi thường công danh, bình thường danh lợi và một chút đau xót trước cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.

       Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Châu
07/08/2022 17:05:48
+4đ tặng

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

 

2
1
Ng Nhật Linhh
07/08/2022 17:05:59
+3đ tặng

Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫm xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng.

Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ phong kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.

Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. Đặc biệt khi xã hội phong kiến rất coi trọng "tam tòng, tứ đức" thì đã biến cuộc đời mỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sống vì người khác không phải cho mình. Chúng ta có thể thấy được trong thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắc đến và để dành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ.

Lời thơ giống như lời bộc bạch cho chính thân phận tác giả và lời kêu vang muốn bảo vệ cho phụ nữ nói chung:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son..."

Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Như những chiếc bánh trôi "bảy nổi ba chìm với nước non", tác giả Hồ Xuân Hương rất tinh tế khi mượn hai từ "nổi", "chìm" để nói lên được rõ nhất số phận những người con gái tài hoa cứ chìm, nổi không biết dạt về chốn nào.

"Thân em như tấm lụa đào,

phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Đây cũng là một câu ca dao đã nói lên được hết số phận trôi nổi, "phất phơ" giữa cuộc đời không chốn nương tựa. Người phụ nữ giống như "tấm lụa đào" tuy đẹp tuy thướt tha nhưng dường như không có giá trị cứ mặc ngang giữa đường đời không ai hay.

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều những câu thơ hay về chủ đề quen thuộc này, những câu ca dao than thân, trách phận:

- "Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

- "Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi"

Nỗi khổ của người phụ nữ không chỉ về vật chất "ngày ngày hai buổi trèo non", "ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương" mà nỗi khổ lớn nhất chính là những chịu đựng cay đắng về tinh thần, họ chỉ được ví với "hạy mưa sa", "chổi đầu hè"... Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Họ hiểu được thân phận mình cả đời họ chỉ lầm lũi giống thân cò thân vạc, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung.

Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quê nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ:

- "Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò"

- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"

- "Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần"

Trong xã hội xưa thì khi về làm dâu phải thuận theo nhà chồng, phải chịu những cảnh cực khổ, những khuôn phép ràng buộc, giữ ý tứ khiến người phụ nữ bị bó buộc.

Đã phải chịu nhiều cay đắng tủi cực, họ đều nhẫn nhịn cam chịu, nhưng những người phụ nữ đã vùng lên đứng dậy phản kháng bởi áp lực quá lớn lên đôi vai gầy để đến khi họ không thể chịu được. Đặc biệt số phận người phụ nữ càng trở nên bi kịch khi chịu cảnh chồng chung. Xã hội phong kiến cho phép "trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" đây là điều bất công mà bao đời nay vẫn còn tiếp diễn. Những người chịu nhiều thua thiệt họ cần được cảm thông, chia sẻ:

- "Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Tối tối chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò

Mong chồng chồng chẳng xuống cho

Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn

Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn

Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con"

- "Thân em làm lẽ chẳng nề

Có như chính thất, ngồi lê giữa đường"

Mặc dù phải chịu những đau thương như vậy nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, người phụ nữ vẫn luôn có khao khát được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, vẫn ước mơ có tình yêu đẹp:

"Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"

Chỉ là những lời ca ngắn ngủi nhưng vô cùng cô đọng, đó là những lời than thân những lời thổ lộ hết nỗi lòng của người phụ nữ xưa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Hình ảnh đó vẫn luôn là chủ đề được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn trong sáng tác của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo