Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ xa xưa, con người đã luôn luôn sống trong môi trường tập thể, khi mà một cá nhân bắt buộc phải nương tựa vào những cá nhân khác để tồn tại và chiến đấu chống các thế lực thù địch. Cũng từ khi biết sống quần tụ thành số đông, con người bắt đầu đề cao vai trò của người lãnh đạo. Trong các sử thi, các truyền thuyết cổ xưa, những nhân vật chính được mô tả đều là thủ lĩnh các bộ tộc, bộ lạc, những người dẫn đường đưa đồng bào đến cuộc sông thịnh vượng, ấm no.
Xã hội loài người càng phát triển, tầm quan trọng của “người dẫn đường” càng được coi trọng, lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại cho chúng ta lòng ngưỡng mộ về rất nhiều những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các tác phẩm thơ văn của họ, như “Chiếu dời đô” như “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả cũng là người cõi khác, nhưng câu chữ của người xưa vẫn gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước, đôi với cuộc sống của dân tộc.
Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là chuyện nhỏ, huống hồ là trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát triển, xây dựng đời sống thịnh vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc đế giữ vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn để dọn đường cho những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là một quyết sách như vậy.
Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, trí tuệ của ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn thấy được ưu thế đặc biệt của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận ra chừng ấy thuận lợi của một vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông xuất phát từ quan điểm “lây dân làm gốc”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia.
Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước trong tay, điều cần nhất chẳng lẽ không phải là tấm lòng ấy, tầm nhìn ấy? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh – Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy. Công lao cùa Lý Công Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp phần quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà lãnh đạo cừ khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng.
Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo càng được khẳng định, nhưng là trong một hoàn cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong là điều không tránh khỏi. Hoàn cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức những người lính Đại Việt lúc này đang lơ là mê muội “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa như một sự tỏ lòng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối… ta cũng vui lòng”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |