Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dàn ý tham khảo:
I) Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
- Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách.
II) Thân bài: Đoạn trích nói về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu đi theo giặc:
Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.
- Cái tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.
- Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...” nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.
- Và trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái: “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
=> Thể hiện nỗi đau và tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ "bán nước".
- " Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra và suy nghĩ “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.
- Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.
- Tiếp đó: Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.
=> Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.
III) Kết bài:
Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Và hơn hết, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |