Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài hoa của dân tộc, ông đã dẫn dắt quân ta đánh thắng quân Tống triều đại vua Lý Nhân Tông. Bài thơ Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam) của ông đã trở thành bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt Nam ta. Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng ấy.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài tuyên ngôn dựa trên hàng loạt những lý lẽ có căn cứ. Đầu tiên, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, “Đế” và “Vương” đều là vua nhưng Đế được coi là lớn hơn Vương, vì thế tác giả dùng từ Đế để tôn vinh vua nước Nam sánh ngang hàng với các vua Trung Hoa. “ Sơn hà” không chỉ đơn thuần là sông núi mà còn là đất nước, đất nước ta ở đâu thì vua ở đó, vua cai quản nhân dân và làm cho đất nước giàu mạnh. Câu đầu tiên này đã đưa ra một lý lẽ: Nước Nam là của vua Nam, không ai có quyền phủ nhận điều đó.
Lý lẽ thứ hai nằm trong câu thơ “ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”- “Rành rành địa phận tại sách trời”. Chân lý về chủ quyền của đất nước đã được quy định, ghi nhận và ghi chép rõ ràng tại sách trời. Đối với loài người, “trời” là một thế lực siêu nhiên, công bình nhất, mọi hoạt động của con người đều được dõi theo và ghi lại trong sách trời. Tạo hóa đã định sẵn nước Nam là của người Nam. Chữ “ tiệt nhiên” như thể đang chỉ cho tất thảy nhân gian thấy được chủ quyền được ban từ đấng cao. Đó cũng là một cách khẳng định đanh thép về điều hiển nhiên không thể thay đổi về quyền làm chủ và độc lập của nhân dân ta.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.)
Với giọng thơ đanh thép, lạnh lùng, hai câu thơ cuối là lời cảnh báo của Lý Thường Kiệt nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung gửi đến lũ bè giặc cướp nước. Hành động của chúng thể hiện cho lòng tham vô đáy, là hành động xâm lược liều lĩnh, phi ngã, vô lý. Tác giả như nhìn thấy trước kết quả của lũ cướp nước “ bị đánh tơi bời”, đó phù hợp với luật nhân quả, chúng phải gánh chịu quả báo vì đã phản lại ý trời. Lý lẽ đó được lấy ra từ đời sông tinh thần của con người. Từ rất nhiều năm trước kia con người đã phát hiện ra những quy luật cuộc sống và luật nhân quả là một trong số đó. Trong cuộc chiến với quân Tống, nước ta dù là nước nhỏ hơn nhưng chúng ta vẫn có thể hiên ngang cáo trạng vì chúng ta có chủ quyền còn lũ giặc xâm lược đã đi ngược lại với đạo đức của con người, đáng bị lên án. Qua đó, Lý Thường Kiệt đã thay dân ta cảnh báo về sự thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược vì những hành động xâm lược phi nghĩa của chúng. Đồng thời đã khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |