Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Suy ngẫm và phản hồi
1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ.
Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?
3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc
thể hiện nội dung văn bản?
4. Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông
điệp gì đến người đọc?
5. Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung
của bài thơ hay không? Vì sao?
S HAS
6. Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích
cho sự lựa chọn của em.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
476
1
0
Nguyệt
09/09/2022 13:07:32
+5đ tặng
1.Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.

Dấu hiệu nhận biết:

– Nhan đề: Sang thu nói được thời điểm và khung cảnh nhà thơ khắc họa trong bài thơ. Sang thu là sự chuyển giao của đất trời từ hạ sang thu và cũng là sự biến chuyển của lòng người.
2Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?
Trả lời:
- Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên:
+ Hương ổi… Phả vào trong gió se
+ Sương chùng chình qua ngõ
+ Sông dềnh dàng
+ Chim vội vã
+ Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình…
→ Đây đều là những hình ảnh miêu tả những chuyển động hết sức mơ hồ của thiên nhiên, tất cả đều chưa có gì rõ rệt mà đậm nét. Và cũng chính vì thế mà cho thấy tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ: một tâm hồn yêu thiên nhiên, hoà nhập cùng thiên nhiên.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
Trả lời:
- Ngắt nhịp vô cùng linh hoạt (1/2/2; 2/3)
- Gieo vần chân: se – về; vã – hạ…
→ Góp phần thể hiện nội dung của văn bản: những cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc
Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?
Trả lời:
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày cuối hạ sang thu giữa thời khói lửa.
- Thông điệp: Thời gian chảy trôi, cùng với sự thay đổi của thời cuộc, con người cũng sẽ trưởng thành, không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ. Chúng ta sẽ biết lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi.
Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Không. Vì Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời. Nếu chuyển thành Thu hay Mùa thu thì sẽ đánh mất nét nghĩa này, không thể hiện được nội dung của bài thơ.
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
Trả lời:
- Cách quan sát và cảm nhận của tác giả vô cùng tinh tế, rất chi tiết và cụ thể nhưng vẫn nắm bắt được cái thần của cảnh
→ Điều em có thể học hỏi:
- Trình tự quan sát và cảm nhận: từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng, gửi gắm suy ngẫm
- Lựa chọn thể hiện những đặc điểm đặc trưng của cảnh, những chuyển biến của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa Cảm nhận thông qua những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu tượng
Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
Trả lời:
- Có thể lựa chọn một trong các từ ngữ đặc sắc trong bài thơ, thể hiện những bước chuyển mình tinh tế của thiên nhiên thời khắc sang thu
- Ví dụ: “Hình như”: Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi “bỗng” nhận ra “thu đã về”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo