1. Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.
– Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng vào giặc. Giặc chết như ngả rạ.
– Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre đánh giặc.
– Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi giáp sắt để lại cùng ngựa bay lên trời.
2. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh
Qua truyện, Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất:
=> sức mạnh quật khởi, tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
-Hình tượng người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh bảo vệ nhân dân.
3. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sau
-Hùng Vương là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng
.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
-Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử, kéo dài hàng trăm năm:
Chế tác một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt.
-Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt).
Khi roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
-Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
4. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi
tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
-Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
-Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
-Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
tác dụng : xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
5. Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?
=> Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta luôn luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
6.Vì sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam
được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
=>Hội thi trong trường phổ thông mang tên là Hội khỏe Phù Đổng
- vì đó là hội thi để biểu dương việc rèn luyện sức khỏe, lấy ý nghĩa qua truyền thuyết Thánh Gióng, tráng sĩ làng Phù Đổng, biểu tượng về ý chí và tinh thần yêu nước đồng thời giáo dục, nhắc nhở thế hệ trẻ về lòng yêu nước.