1. Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả:
- Thời gian: trời xế chiều bỗng chốc tối mò.
- Không gian: bờ bụi rậm, ở đồng quê.
2. - Nhân vật “tôi” trong bài thơ là một cậu bé (có thể là hình ảnh niên thiếu của chính tác giả Võ Quảng)
- Bài thơ là tâm trạng vui tươi, hạnh phúc của chú bé chăn trâu được thể hiện qua các từ "bỗng chốc", "đủng đỉnh", "giữa ngàn sao". Nhân vật "tôi" nhận ra sự thay đổi của thời gian nhưng sự "bỗng chốc" này không làm cho cậu bé hối hả, vội vã mà lại rất thư thái, thong dong. Hình ảnh cậu và chú trâu đi "đủng đỉnh" cũng là hình ảnh cậu và chú trâu của mình đang thoải mái ngắm sao trời. Một khung cảnh yên bình, vô lo, vô nghĩ.
4. a. Những hình ảnh so sánh là:
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà: như một dòng sông
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả các chòm sao Thần Nông: như chiếc vó bằng vàng
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả những sao dọc ngang: như tôm cua bơi lội
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả sao Hôm: như đèn đuốc soi cá
b. Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên là đều được so sánh với những vật dụng lao động của người nông dân (chiếc vó, chiếc nơm, đuốc đèn soi cá, chiếc gàu...). Vì vậy, hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gần gũi, sống động, nhộn nhịp, tươi vui. Lối so sánh độc đáo không chỉ khiến cảnh vật hiện lên rất sinh động mà còn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật "tôi": rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, với vũ trụ,