này sang chất khác .
Vậy ta có
a) Rượu trong chai để lâu ngoài không khí bị chua và có hơi nước ở thành chai.
→ Dấu hiệu : Rượu bị biến đổi thành chất khác có vị chua ( axit axetic ) và nước
Vậy ta tó phương trình chữ
Rượu → axit axetic + nước
b) Khi đun nóng bột sắt với bột lưu huỳnh. Ta thu được một chất rắn màu xám đó là sắt (II) sunfua.
→ Dấu hiệu : Xuất hiện chất mới có màu xám
Phương trình chữ
Bột sắt + bột lưu huỳnh ---nhiệt đô---> Sắt (II) sunfua
c) Sau khi nung nóng một lá đồng màu đỏ thì trên mặt lá đồng có phủ một lớp màu đen là đồng (II)oxit.
→ Dấu hiệu : Xuất hiện 1 lớp phủ màu đen
Phương trình chữ
Đồng + Khí oxi → Đồng (II) oxit
d) Cho viên kẽm vào ống đựng dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt khí hiđro và sinh ra muối kẽm clorua.
→ Dấu hiệu : Có khí bay ra, tạo ra chất mới
Phương trình chữ
Kẽm + Axit clohidric → Muối kẽm clorua + khí hidro
e) Nhỏ dung dịch Bari clorua và dung dịch axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối Bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohiđric.
→ Dấu hiệu : Xuất hiện kết tủa trắng
Phương trình chữ
Bari clorua + axit sunfuric → Muối Bari sunfat + axit clohidric
g) Đốt một băng Magie cháy thành ngọn lửa sáng tạo ra Magie oxit.
→ Dấu hiệu : ngọn lửa sáng
Phương trình chữ
Magie + Oxi → Magie oxit
h) Đun đường trong một ống thử, mới đầu đường nóng chảy sau đó ngả sang màu nâu (cacbon) và có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
→ Dấu hiệu : ngả sang màu nâu, có hơi nước bám vào
Phương trình chữ
Đường → Cacbon + Nước