Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bản chất của nhà nước ta? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.588
2
0
....^_^....
22/05/2018 08:31:46
Bản chất của nước CHXHCN VN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
- Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
- Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
- Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương.
- Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 08:40:53
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở tính nhân dân của nhà nước, đó là “…nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước ko nằm trong tay 1 cá nhân hay 1 nhóm người nào trong xã hội. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức, hình thức cơ bản nhất là thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bẩu ra. 
vô trang mình 5 sao nha
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 08:42:52
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
vô trang mình 5 sao nha
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 08:44:11
Bộ máy nhà nước bao gồm :
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 08:45:13

Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:

  • Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
  • Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương.
  • Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 09:18:52
Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước) và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật). Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (theo suy đoán) là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể. Một ví dụ khác, quyền bầu cử là quyền quan trọng đặc biệt vừa có tính chung nên được hiến định: "Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”(Điều 54 Hiến pháp 1992).Trong trường hợp này, nếu chỉ lấy việc xác định độ tuổi làm căn cứ thì quyền bầu cử dường như là quyền khá cụ thể; tuy nhiên, nếu tiếp tục xét một số trường hợp công dân tuy đủ tuổi hiến định song vẫn bị tước quyền bầu cử theo luật định (ngoại lệ) thì quyền này lại vẫn mang tính khái quát.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×