Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im.