Nguyên tử là đơn vị đo cơ bản của vật chất, chứa một hạt nhân ở trung tâm, bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hiểu một cách đơn giản, nguyên tử là đơn vị đo của vật chất, xác định bởi cấu trúc các nguyên tố. Nguyên tử được cấu thành từ 3 loại hạt: proton, neutron và electron. Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron, cụ thể: proton mang điện tích dương, neutron không mang điện và electron mang điện tích âm
Proton và neutron nặng hơn electron và trú ngụ trong tâm của nguyên tử- được coi là hạt nhân. Electron thì cực kỳ nhẹ và tồn tại trong một đám mây vân xung quanh hạt nhân, đám mây đó có bán kính gấp 10.000 lần hạt nhân.
Proton và neutron có khối lượng gần tương đương nhau. Thế nhưng, một proton thì năng hơn 1.8000 electron. Nguyên tử luôn luôn có lượng proton và electron bằng nhau, số proton và neutron cũng ngang nhau. Thêm một proton và nguyên tử sẽ biến nó thành nguyên tố mới, còn thêm 1 neutron vào nguyên tử nó sẽ biến thành đồng vị của nguyên tử đó.
Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:
+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron
+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.
=> Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.
Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton (P) trong hạt nhân bằng số electron (E) của nguyên tử. P = E
Các nguyên tử có kích thước khoảng 10 mũ -10 m= 0,1nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053 nm.
Kích thước hạt nhân: nhỏ hơn các hạt nhân đều có kích thước khoảng 10 mũ -14m = 10 mũ -5 nm.
Kích thước của electron và proton: nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước.