LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn bài ca ngất ngưởng

soạn văn bài ca ngất ngưởng
1 trả lời
Hỏi chi tiết
93
1
0
Mai
27/09/2022 14:02:15
+5đ tặng
Câu 1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh chị hãy xác định ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh sử dụng đó.

- Từ ngất ngưởng được sử dụng 5 lần.

- Nhan đề “Bài ca ngất ngưởng”: sự cá tính, bản lĩnh.

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: tài năng, bản lĩnh trong lĩnh vực quân sự.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: thần tiên cũng thấy thú vị trước phong cách sống độc đáo, khác lạ của ông.

- Trong triều ai ngất ngưởng như ông: bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử mà chỉ có Nguyễn Công Trứ mới có.

Câu 2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ thì con người sinh ra do “ý của trời đất” bởi vậy cần phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời. Bản thân Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho có lí tưởng hoài bão lớn. Bởi vậy dù biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan.

Câu 3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

- Nguyễn Công Trứ đã hiểu rõ được tài năng của bản thân, cũng như cảm thấy tự hào vì có những thành công trên con đường công danh.

- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.

- Đánh giá về sự ngất ngưởng của mình: Sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình

Câu 4. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Số câu: thông thường một bài hát nói có 11 câu, nhưng bài thơ này có 19 câu (không bị giới hạn bởi số câu)

Số chữ trong mỗi câu: không có quy định cụ thể, mà sử dụng linh hoạt.

Vần thơ: không bị giới hạn, sử dụng linh hoạt.

Luật: Không có quy định chặt chữ như thơ Đường.

=> Ý nghĩa: Phù hợp với việc diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt rất phù hợp với nội dung của Bài ca ngất ngưởng.

II. Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.

Gợi ý:

Bài ca ngất ngưởng: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.

Bài ca phong cảnh Hương Sơn: nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư