Viết bài văn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua 2 văn bản Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng và Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
Viết dàii chút nha, plssssssss cứu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyên Hồng - nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn của ông luôn mang giá trị nhân đạo sâu sắc, bày tỏ tình yêu thương và sự kính trọng đối với những mảnh đời bất hạnh, thấp cổ bé họng trong xã hội. "Trong lòng mẹ" là đoạn trích từ tập truyện "Những ngày thơ ấu", như một cuốn tự sự về cuộc đời nhà văn. Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả giữa hai mẹ con bé Hồng.
Sinh ra và lớn lên trong một xóm nghèo, sống cùng những người dân lao động quanh năm đầu tắt mặt tối, với một trái tim nhạy cảm, giàu tình yêu thương, Nguyên Hồng luôn tìm thấy cái tốt đẹp, cao thượng bên trong những thân xác cục mịch, xồ xề. Văn chương của ông luôn hướng tới giá trị tinh thần, vẻ đẹp cốt lõi bên trong mỗi người. Viết "Những ngày thơ ấu", tác giả lấy chất liệu văn học từ chính tuổi thơ bất hạnh của mình, tái hiện lại quãng thời gian mồ côi bố, sống xa mẹ, ở với những người họ hàng luôn miệt thị, ruồng bỏ gia đình mình. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã tái hiện chân thực về số phận người phụ trong xã hội xưa, chồng mất sớm do nghiện ngập, vì không chịu nổi miệng lưỡi người đời mà phải bỏ nhà bỏ cửa đi tha hương cầu thực. Tác giả bày tỏ sự xót xa, thương cảm cho người phụ nữ và em bé vô tội, đồng cảm với tình mẫu tử thiêng liêng mà hai mẹ con dành cho nhau.
Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự cảm thông mà nhà văn dành cho nhân vật. Xây dựng hình ảnh người phụ nữ chồng mất sớm, tuổi thanh xuân chôn vùi bên người chồng nghiện ngập, chấp nhận một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Khi người chồng mất đi, gia cảnh sa sút phải chấp nhận bỏ lại con đi tha hương cầu thực, lại bị họ hàng nói xấu, tiêm nhiễm vào đầu đứa con thơ ở nhà những câu chuyện bịa đặt về mẹ mình. Với đứa bé, là kết cục của một cuộc hôn nhân lầm lỡ không có tình yêu đã là điều vô cùng bất hạnh, lại sớm mồ côi, thiếu thốn tình yêu thương của mẹ, cậu lớn lên bằng những lời dè bỉu, miệt thị từ bà cô. Biết được nỗi đau của cậu, biết cậu nhớ mẹ, thương mẹ, bà cô luôn tìm cách chọc ngoáy, khinh miệt, nhắc đến mẹ cậu với giọng nói cay độc và "nét mặt khi cười rất kịch", luôn "gieo rắc vào đầu" câu bé "những hoài nghi" để lôi kéo cậu ruồng rẫy chính mẹ của mình. Một tâm hồn non nớt đầy tổn thương, còn nhỏ mà phải chịu biết bao đắng cay, khổ cực. Nhà văn bày tỏ sự thương xót, cảm thông với mẹ con họ qua chính lời của nhân vật bé Hồng, "tôi thương mẹ tôi", "nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến". Trái ngược với sự cay độc, dè bỉu, chà đạp con người trong xã hội đương thời, nhà văn luôn tìm thấy vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn để yêu thương, trân trọng, thấu cảm cho nỗi đau đớn, mất mát của họ. Tinh thần nhân đạo ở đây chính là tình người, tình yêu với những số phận kém may mắn.
Giá trị nhân đạo của đoạn trích thể hiện ở những bản chất, phẩm giá tốt đẹp trong cốt cách con người. Người phụ nữ mẹ bé Hồng có cuộc đời bất hạnh, khổ đau là thế, nhưng với bản năng làm mẹ, cô vẫn bỏ mặc tất cả để về thăm con. Ôm con trong vòng tay, cô "kéo tay", "xoa đầu" con, sụt sùi theo tiếng khóc của con mà nhẹ nhàng an ủi: "Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà", "lấy vạt áo nâu thấm nước mắt", "xốc nách" con lên xe. Cảm giác của một người làm mẹ lâu ngày mới được gặp lại con khiến người đọc vô cùng xúc động. Trong khi ấy, bé Hồng không bình tĩnh được như mẹ. Câu cuống cuồng, vội vã, vì lâu lắm rồi, cậu không được vùi đầu trong cái hơi ấm thân quen ấy. Tiếng gọi bối rối: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!" cậu cất giữ bấy lâu nay như vỡ òa. Cậu lo sợ rằng đã nhận nhầm người, người phụ nữ ngồi trên xe kia nếu không phải mẹ cậu thì cậu sẽ trở thành trò cười cho chúng bạn. Gặp lại mẹ ngần ấy thời gian xa cách, cậu "ríu cả chân lại", "òa lên khóc rồi cứ thế nức nở", ngồi cạnh mẹ, "đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ", "cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt. "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người, để bàn tay mẹ vuốt từ trên trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một sự êm dịu vô cùng". Những dòng văn miêu tả chân thực và cảm động cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp lại nhau, nhóm lên trong lòng độc giả một cảm xúc vừa mừng và tủi. Mừng vì cuối cùng, sau bao khó khăn, tình mẫu tử thiêng liêng ấy vẫn chiến thắng những hủ tục lạc hậu. Tủi vì thương, vì xót, đáng ra việc hai mẹ con gặp gỡ, mẹ đón con sau giờ học là điều hiển nhiên trong tuổi thơ mỗi người thì ở đây, cuộc gặp gỡ của họ lại thấm đẫm nước mắt. Giá trị nhân đạo ở đây chính là sự yêu thương, trân quý những con người "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", sống trong xã hội tàn ác, độc đoán nhưng vẫn giữ trọn tấm lòng chân thành, lương thiện.
Cuối cùng, tác giả gửi gắm giá trị nhân đạo vào đoạn trích qua quan điểm cá nhân, lên án những hủ tục lỗi thời, lạc hậu đã bóp méo suy nghĩ và tư tưởng của đại bộ phận người dân bấy giờ, đày đọa biết bao số phận bất hạnh. Là nạn nhân của cuộc hôn nhân không tình yêu, tác giả khéo léo phản ánh tình trạng cưới ép, cưới theo sự sắp đặt của gia đình, một hủ tục cực kì phổ biến trong xã hội Việt Nam. Người Việt cho rằng, hôn nhân cần dựa trên sự tương đồng về xuất thân, gia phả, kinh tế. Vì vậy, không ít đôi lứa yêu nhau đã phải chấp nhận buông bỏ, lập gia đình với những người thậm chí mình không hề biết mặt. Bên cạnh đó, tác giả đặc biệt chú trọng bày tỏ cảm xúc qua nhân vật chú bé Hồng, thể hiện sự phẫn uất và căm tức những lề thói lỗi thời ngày xưa. Ý thực được mẹ mình bị mang tiếng, "một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực", khi nghe những lời cay nghiệt từ bà cô, cậu bé đã nảy sinh suy nghĩ: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Hàng loạt động từ mạnh được sử dụng đã nhấn mạnh sự căm tức và nỗi khát khao phá bỏ những cổ tục ăn mòn vào tâm trí nhân dân. Giá trị nhân đạo của đoạn trích được thể hiện rõ nét, trên một phương diện mới mẻ, xót thương cho phận người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến, phải chống chọi với miệng lưỡi người đời độc ác, xấu xa.
Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, mượn lời của nhân vật bé Hồng để bày tỏ quan điểm cá nhân, tác giả đã rất thành công trong việc bồi đắp giá trị nhân đạo cho đoạn trích. Qua "Trong lòng mẹ", người đọc thấy được một trái tim nhân hậu, lương thiện, tình yêu thương đối với phụ nữ, trẻ em và giọng điệu đanh thép, kiên quyết lên án những hủ tục bất công trong xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |