Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm các hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ và nêu tác dụng?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
13.419
32
62
mỹ hoa
02/06/2018 12:50:19
b/* Các biện pháp tu từ :
- Điệp từ, ngữ : Lại đi, lại đi
- Phép tu từ hoán dụ : có một trái tim+
- Hình ảnh tượng trưng : trời xanh thêm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
12
mỹ hoa
02/06/2018 12:53:42

1/ Tác giả:

- Phạm Tiến Duật (1941-2007),quê Thanh Ba, Phú Thọ.

- 1964,sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,ông gia nhập binh đoàn vận tải Trường Sơn và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ.

- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc.

- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Tác phẩm chính: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…

- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hoàn cảnh sáng tác.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của của ông. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” (1970) của tác giả.

-Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha…

Ý nghĩa nhan đề bài thơ:

-Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi hai lẽ:

+Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa.

+Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng.

=>Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

* Ý nghĩa nhan đề bài thơ:

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

16
13
mỹ hoa
02/06/2018 12:54:55

c/ Nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Phạm Tiến Duật bởi đây là một hình ảnh hết sức mới lạ, độc đáo, chưa từng xuất hiện trong thơ văn giai đoạn trước đó. Mặt khác, thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư tưởng chủ đạo của bài thơ cũng như tái hiện thành công hình tượng của những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tran trên tuyến đường Trường Sơn.Tác giả không đặt nhan đề của bài thơ là Tiểu đội xe không kính mà thêm hai chữ “bài thơ” vào là một dụng ý nghệ thuật đầy đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.

15
5
Huyền Thu
02/06/2018 13:01:01
a)
- Nằm trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tác giả:
Phạm Tiến Duật (1941 — 2007), quê Thanh Ba – Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ vãn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1964), Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội là phóng viên mặt trận, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chông Mĩ cứu nước.Phạm Tiến Duật tập trung vào đề tài người lính và cô thanh n:~n xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Giọng điệu sôi nổi. trẻ trum. h n nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Hoàn cảnh sáng tác:Tác giả sáng tác bài thơ này trong lúc làm phóng viên mặt trận. Tác giả cùng đồng đội nghỉ lại 1 ngôi nhà đổ nát vì bom của huyện Đức Thọ. Ông viết bài thơ trong căn nhà đổ nát, bên vườn chuối xác xơ.
- Ý nghĩa nhan đề:
+Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa.
+Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng.
=>Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.
2
6
Domino plast
01/01/2021 21:41:26
Bạn ơi cho mình hỏi gấp là bạn lấy tờ đề đó ở đâu vậy? Trong tờ đề đó có câu nào liên quan đến văn bản "Làng" hoặc văn bản "Chiếc lược ngà" không ạ??gấp gấp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư