Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi

9 trả lời
Hỏi chi tiết
1.747
1
0
Câu 4:“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay viết về đề tài tình phụ tử. Đọc tác phẩm, điều khiến người đọc cảm động nhất chính là tình cảm mà cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau. Câu chuyện về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc trong kháng chiến đã đọng lại trong lòng người những suy nghĩ những bài học bổ ích.
Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Chính trong hoàn cảnh bom rơi, đạn nổ, kẻ thù không chỉ chia lìa đất nước mà còn chia lìa từng gia đình ấy, tình cảm gia đình lại được thể hiện đậm nét, cảm động hơn bao giờ hết.
Ông Sáu khi đi kháng chiến có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến, vì cô bé còn nhỏ nên đi thăm chồng, vợ của ông không mang theo con. Bởi vậy, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Không chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! Con!". Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: "Ba đây con"! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. Ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.
Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "ba". Chỉ một tiếng "ba" mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ơ, lạnh lùng thậm chí thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp cái trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa. Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình đó, của đất nước đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà. Trong khi làm, ông Sáu cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sống lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con, Thu của ba”. Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt... Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy tròng con người ông. Ông đưa chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu". Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt.
Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.
Tình cảm ông Sáu dành cho con sâu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu dành cho ba cũng nồng nàn bỏng cháy bấy nhiêu.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Bức ảnh cha cô mà cô khắc ghi bấy lâu trong tâm khảm không có vết thẹo trên mặt như ông Sáu - người cứ nhận mình là cha bé! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt con người ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì. ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Đến lượt mình, Thu cũng đáp lại tình cảm của ba một cách cảm động. Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ cùa con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a…ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Sau này, thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân gây ra vết thẹo trên măt cha, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc thiên truyện, người đọc hẳn đã có lần rơi lệ vì cảm động. Và còn vì thấy trong đó thấp thoáng đâu đây bóng dáng bản thân, của người cha thân yêu của mình nữa. Tình phụ tử đó chính là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cõi đời này. Và bởi thế, đọc “Chiếc lược ngà” để ta trân trọng hơn những người thân yêu ruột thịt quanh mình, trân trọng hơn những tình cảm sâu sắc ta đang được nhận. Và hơn hết, đọc thiên truyện ngắn này, ta biết yêu thương, sẻ chia và sống xứng đáng với những đấng sinh thành của bản thân.
Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, “Chiếc lược ngà” còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Câu 1:
a,-Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương
b,- “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 06:47:58
Câu 1:
d. Người cha trong bài nói với con mong ước con có những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. Người cha muốn con hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống. Người cha trong bài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành trang quí vào đời. Nếu mẹ là bông hoa cho con cài lên ngực thì cha là cánh chim cho con bay thật xa. Nếu mẹ cho con những lời ngọt ngào yêu thương vỗ về thì cha cho con tinh thần ý chí nghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao đẹp. Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về niềm tin,nghị lực, ý chí vươn lên.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 07:00:02
Câu 3:
Thói quen tốt em cần rèn luyện là: giữ lời hứa.
"Giữ lời hứa là một điều rất đáng quý trong cuộc sống. Vì một khi đã hứa thì phải giữ lời, nếu thất hứa thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả không đáng có"
Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút.
Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.
Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 07:02:04
Câu 4:
Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ đầy gian khổ, gương mặt người tưởng chỉ còn ám đầy bụi đường và khói thuốc súng. Nhưng không, ở đó vẫn luôn ánh lên ngọn lửa của yêu thương ấm áp. Con người Việt Nam như nhà thơ Tố Hữu từng ngợi ca: “...những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương”.
Và một trong những tình cảm yêu thương thiêng liêng nhất là tình phụ tử. Viết về đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một “Chiếc lược ngà” thật cảm động. Tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn này đã giúp người đọc hiểu thêm nhiều điều quý báu về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh.
Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Khi đi kháng chiến, ông Sáu có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Chiến trường ác liệt, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Tình cảm của ông dành cho con dồn nén, ấp ủ bấy nhiêu năm chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Và giờ đây, khi trở về, vừa xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! Con!". Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng và ông khao khát sự đáp lại nồng nàn của con: nó cũng sẽ lao đến ôm ông và la lên “Ba! Ba!” chẳng hạn...! Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: "Ba đây con"! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.
Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "Ba". Chỉ một tiếng "Ba" mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ơ, lạnh lùng thậm chí là thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yẻu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình nó, của đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng xen lẫn xúc động, ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà. Trong khi làm, ông Sáu cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sống lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con Thu của ba". Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, thêm mượt... Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Ông đưa chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt.
Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.
Tình cảm ông Sáu dành cho con sầu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu đành cho ba cũng nồng nàn bùng cháy bấy nhiêu.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết thẹo trên mặt ba. Bức ảnh cha cô mà cô khắc ghi bây lâu trong tâm khảm không có vết thẹo trên mặt như ông Sáu - người cứ nhận mình là cha bé! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt con người ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cầ mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Đến lượt mình, Thu cũng đáp lại tình cảm của ba một cách cảm động. Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết thẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó, không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Sau này, thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân gây ra vết thẹo trên mặt cha, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã không chỉ thành công khi thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của những nhân vật trong tác phẩm. Truyện ngắn này còn giúp độc giả hiểu thêm về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến.
Chiến tranh đã chia lìa hầu như tất cả những gia đình người Việt: người miền Bắc có con em vào Nam đánh Mĩ, người miền Nam có chồng con ra trận... Và vì thế, thời gian họ gặp gỡ nhau được tính bằng đơn vị là số lần trong một năm thậm chí là hàng chục năm. Nhưng không vì thế mà tình cảm nhạt phai, họ không bị thời gian làm cho “xa mặt cách lòng”. Ngược lại, thời gian như lửa thử những tấm lòng vàng để sương khói qua đi chỉ còn những tấm lòng trung trinh son sắt. Sau bao nhiêu năm, tình cảm vợ chồng của ông Sáu vẫn mặn mà, lưu luyến. Đặc biệt, tình cảm cha con của ông nồng nàn, bỏng cháy. Bé Thu luôn ghi sâu vào tâm hồn thơ ngây bé bỏng của mình hình ảnh người cha trong tấm ảnh nhỏ nên kiên quyết gạt bỏ người "cha giả” mà cả gia đinh, làng xóm thừa nhận cũng là người yêu thương chăm chút cho nó. Ông Sáu hẳn cũng luôn nghĩ về con, tưởng tượng về con thế nên sau gần chục năm không gặp lại vừa nhìn thấy bé Thu đã nhận ngay ra đó là con mình. Đặc biệt, giây phút hai cha con ôm xiết lấy nhau lần cuối trong đời hẳn khiến không ít người rơi lệ... Tình cảm gia đình là vậy. Đó là sợi dây thiêng liêng mỏng manh mà bền chặt. Bom đạn chiến trường có thể phá vỡ những toà nhà, huỷ diệt những thành phố; gian khổ có thể hành hạ, có thể bào mòn từng tế bào, từng mạch máu nhưng chúng không thể phá huỷ dù chỉ là xây xước sợi dây long lanh kì diệu kia.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 07:07:09
Câu 1:
a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b. “Người đồng minh” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
c. Nghệ thuật và tác dụng
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
1
0
mỹ hoa
02/06/2018 09:40:05
người cha muốn con có cách sống : ;có sức sống mạnh mẽ phóng khoáng tuy cuộc sống vất vả ,gian nan ,khó khăn ,cực nhọc nhưg vẫn mạnh mẽ giàu chí khí ,can trường ,dũng cảm vượt qua khó khăn ,tự tạo lập cho mình 1 c/s riêng :lao động ,sáng tạo =>tạo lập phong tục cần cù ,lao động để dựng xây quê hương vs truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp
+ng cha mong muốn con kế thừa và phát huy những đức tính tốt đẹp của ng đồng mình và conf mong muốn cn sống thủy chung ,nghĩa tình vs quê hg =ý chí vươn lên ,niềm tin của mik
=>muốn chuyền cho cn niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ ,bền bỉ ,tốt đẹp của mình
1
0
mỹ hoa
02/06/2018 09:46:01
câu 3:
-Thói quen tốt: ĐỌC SÁCH-
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi íc:h đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
1
0
mỹ hoa
02/06/2018 09:48:13

câu 4:
“Chiếc lược ngà “ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha – con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia 2 cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra từ được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba… ba!”. Ông ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho,con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nổi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.

Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mói ở lại miền Nam “nằm vùng “ hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.

Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vì gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng giữa rừng sâu”. Nhưng chỉ có “tình cha con là không thể chết được!”.

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà“ sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chúng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư