Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về sức mạnh cảm hóa của cái đẹp

suy nghĩ về sức mạnh cảm hóa của cái đẹp
2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.007
3
0
Bảo Yến
02/10/2022 16:23:12
+5đ tặng

Có thể nói lời khuyên của người tử tù Huấn Cao sau khi cho chữ quản ngục, “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà” nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” đã trở thành điểm sáng nhất trong bức tranh ngục tù tăm tối, có sức mạnh cảm hóa con người. Bởi, làm sao không xúc động, không trân trọng những lời tâm huyết như thế này: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tôì, và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ớ đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Không gian, thời gian như ngưng lại để lời người tử tù đĩnh đạc, cất lên và hóa thành bất tử. Không chỉ là lời khuyên, đó là những nhịp đập bồi hồi của trái tim Huấn Cao – người nghệ sĩ chân chính với quản ngục – kẻ tri âm có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Sang sảng, “đĩnh đạc” mà ấm áp ân tình, Huấn Cao khuyên Quản ngục hãy thay chỗ ở đi, hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Bởi đây, “không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”; bởi “ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”... Lời khuyên hay chính là lời khẳng định dõng dạc cho một chân lí: cái đẹp khồng thể chung sống với cái xấu xa, thấp hèn; con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp nếu như giữ được bản chất trong sáng? Lời khuyên ấy chỉ có thể phát ngôn từ một con người hết lòng trân trọng, nâng niu cái đẹp, một con người đã qua nhiều suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời. Lời dặn dò cuối cùng là lời trăn trối của một đời hào kiệt. Nó không chỉ có sức mạnh cảm hóa với viên quản ngục, với thầy thơ lại, nó còn có ý nghĩa với muôn người. Bởi, đó là những quan niệm đẹp đẽ về cuộc đời, về nghệ thuật mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua Huấn Cao – “quan niệm thống nhất giữa tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện mà ông gọi là “thiên lương” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Nhà văn L.Tônxtôi đã viết: “Chỉ có những tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt được cho mọi người những tình cảm mới mà họ chưa từng được thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực”. Nghệ thuật không chỉ cho người ta nhận thức thẩm mĩ mà còn giúp người ta cải tạo cuộc sông theo yêu cầu thẩm mĩ. Tiếng nói của cái đẹp đã hướng dẫn con người, thức tỉnh con người. Không phải là phép thần thông của tiên, của Phật, đưa cái thiện vượt bao gian nan để về bến bờ hạnh phúc, vẹn nguyên cái đẹp trắng trong mà đây là điều kì diệu trong đời thực. Chẳng bạo lực xích xiềng, chẳng đao to búa lớn mà rất gần gũi, thân thương, cái đẹp đã chinh phục lòng người bằng tự bản chất của nó: “Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?…”.

Ta có lầm chăng khi lắng nghe lời tâm tình sâu lắng, thiết tha ấy? Một kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” chỉ ngày mai là bị giải tới nơi pháp trường. Những lời nói cất lên từ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhộn, đất bừa băi phân chuột, phân gián…”. Hiện thực khắc nghiệt nhường ấy, những tưởng con người cùng tàn héo đi mà sao thốt ra những tiếng lòng tươi xanh đến thế?

Người bình thường đâu dễ có được cảm xúc như thế, đây lại là một tử tù. Vâng, đúng như vậy! Nhưng đây là kẻ tử tù mang trái tim nghệ sĩ! Ngục tối, cái chết làm sao có thể mang run sợ đến cho Huấn Cao khi ông đang sống với những phút giây thật nhất của lòng mình! Người nghệ sĩ tài hoa say mê với mùi thơm của chậu mực, say đến mê mẩn. Như không biết đến ngày mai… Tưởng như trái tim ông đang rạo rực, bồi hồi. Lời nói như trầm lắng hơn, thiết tha hơn. Thiết tha như hơi thở dập dồn…

Không phải ngẫu nhiên những tiếng lòng ấy lại xen giữa lời khuyên gan ruột của Huấn Cao với quản ngục. Có lẽ chính Huấn Cao cũng không biết mình đang nói gì bởi đó là lời tâm thức. Chỉ Nguyễn Tuân biết điều ấy. Những khoảng trông giữa lời (?…) là tiếng gọi lòng đồng cảm, là nơi hò hẹn của tấm lòng hướng về cái đẹp, cái “thiên lương”. Cùng nhau thưởng thức mùi thơm của mực, họ cùng sống trong những phút giây trong sáng nhất… Ngắn ngủi nhưng không vô nghĩa, không lạc lõng. Phảng phất mà quyến rũ đến không ngờ – hương thơm ấy đă chạm đến nơi sâu nhất của lòng người – làm rung lên những âm thanh tế nhị. Đó chính là sức mạnh chinh phục của nghệ thuật chân chính. Làm nên sức chinh phục ấy là sự đồng hóa của cái tài, cái tâm nghệ sĩ. Nó đã sinh thành ra một sự thật đầy tính lãng mạn – sự thật về những tác phẩm hướng về con người, chinh phục trái tim khôi óc con người bằng ánh sáng kì diệu hướng con người tới thiên lương, gìn giữ bản chất trong sáng nguyên sơ của con người – bản chất lương thiện, bản chất nghệ sĩ. Từ Truyện Kiều (Nguyễn Du) tới Chí Phèo (Nam Cao), văn học dân tộc đã không xa rời chức năng cao cả ấy.

Trở lại với lời khuyên của Huấn Cao, ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn sự chinh phục diệu kì của cái đẹp. Là suy tư trải nghiệm mà cũng là gan ruột, trái tim, lời khuyên giông như ngọn lửa châm vào cành khô, làm bùng cháy lên khát vọng về một sự đổi thay – đổi thay khỏi cái hiện thực trói buộc của cái nghề thất đức, bất lương để trở về quê sống với bản chất lương thiện sẵn có, để được chơi chữ, được sống hết mình với cái đẹp trong sâu thẳm tâm hồn quản ngục. Và rồi: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Cái cúi đầu của quản ngục là cái cúi đầu khuất phục trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Thêm một lần, ta được chứng kiến cái cúi đầu làm cho người ta cao quý, lớn lao hơn: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cao Chu Thần)

Ớ đây, vị thế của nhân vật đã hoàn toàn thay đổi. Không phải quản ngục mà chính Huấn Cao – người tử tù hiện lên lồng lộng với lời khuyên sang sảng, đĩnh đạc. Không còn cách ngăn, Huân Cao – quản ngục và thầy thơ lại đã “đỡ nhau, đứng dậy, thực sự hòa đồng… tỏa sáng cho nhau: Lửa đóm cháy rừng rực. Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau…” (Vũ Dương Quỹ). Cái đẹp đã gắn kết con người, đã đặt thiên lương lên trên tù ngục xấu xa, đã làm nên sự chiến thắng của tài hoa, khí phách. Xây dựng được tình huôrig đó, Nguyễn Tuân đã bộc lộ tư tưởng nghệ thuật tiến bộ của mình. Tư tưởng tiến bộ cùng với tài năng sẵn có khiến những trang văn – trang lòng của nhà văn “Cháy lên mà tỏa sáng” (Raxun Gamzatôp).

Từ Vang bóng một thời tới Người lái đò sông Đà, văn Nguyễn Tuân rất bay bổng lãng mạn nhưng là cái lãng mạn bắt nguồn từ hiện thực nên mang ý nghĩa tích cực. Nó hướng con người tới cái đẹp, làm “lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”, nhắc ta tránh xa cái xấu để luôn giữ “thiên lương lành vững”. Nó khiến con người gần gũi gắn bó với nhau hơn trong niềm dam mê cái đẹp. Nó “làm sáng lên những gì vôn đã trong sáng lung linh”, cho ta cách nhìn nhận đánh giá con người trên cơ sở thông nhất của chân – thiện – mĩ. Những điều thánh thiện ấy thể hiện chính trong thế giới nhân vật Nguyễn Tuân. Mỗi hành động của nhân vật đều xuất phát từ cái tâm đẹp đẽ của nhà văn, lấp lánh ánh sáng nhân văn làm rung động lòng người. Hành động Huấn Cao cho chữ quản ngục đã mang thứ ánh sáng huyền diệu đó.

Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, nhưng “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”, “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Nhưng sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành của viên quản ngục, ông đã cảm động, nói: “thiếu chút nữa ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và ông nhận lời cho chữ. Như vậy, uy vũ xích xiềng không làm Huấn Cao sợ mà “tấm lòng trong thiên hạ” đã khiến ông xúc động. “Những tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục và thầy thơ lại đã có sức mạnh để Huấn Cao chấp nhận họ như những kẻ tri kỉ, tri âm” (Vũ Dương Quỹ). Nghĩa là, ông đã coi họ như những người bạn thân thiết của mình. Không dễ dàng có được tình cảm đó, nhất là giữa những người khác nhau hoàn toàn, thậm chí đôì lập về chỗ đứng trong xã hội. Huân Cao tôn trọng họ bởi ông hiểu bản chất tốt đẹp của họ – những kẻ “tôi tớ nhưng tâm hồn không tôi tớ”.

Nhẹ nhàng mà sâu sắc, Nguyễn Tuân cho ta một chân lí để đánh giá con người: “Thân phận không phải là hệ quả của bản chất” (Văn Tâm). Quan niệm nhân sinh ấy mang chiều sâu trí tuệ và tình cảm giúp ta sống nhân ái hơn; và những tác phẩm văn học thể hiện nội dung ấy có giá trị chân chính, làm xúc động lòng người. Phải chăng đó cũng là điểm gặp gỡ của những nhà văn – nhà tư tưởng vĩ đại như V. Huygô {Những người khốn khổ), Đôxtôiépxki (Tội ác và trừng phạt), Nam Cao {Chí Phèo) và Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù? Huấn Cao cho chữ “để đáp lại một tấm lòng, để thức tỉnh lương tâm, góp phần định hướng nhân cách, bảo vệ thiên lương cho một người vì hoàn cảnh trớ trêu mà bị đày ải giừa một đông cặn bã”. Là lời nói mà cũng là hành động, mục đích cao cả tự bản thân nó đã là cái đẹp. Cái đẹp là nơi gặp gỡ của những tấm lòng tri kỉ, cái đẹp hướng con người tới thiên lương – hành động.

Huấn Cao cho chữ quản ngục đã nhân mãi nhân mãi cái đẹp – tác phẩm chói ngời vẻ đẹp thẩm mĩ. Nó làm nên sức mạnh kì diệu thay đổi vị thế con người, thể hiện sâu sắc trong cảnh Huấn Cao cho chữ: “…Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”.

Khoan hãy nói đến tính kịch, đến chất tạo hình và điện ảnh trong đoạn văn rất giàu tính nghệ thuật này. ơ đây, “cả ba nhân vật cùng thăng hoa thành những hình tượng kì vĩ phi thường – xây dựng những cốt cách phi phàm, những “con người khổng lồ” nhưng có khi phải ngụp lặn dưới đáy xã hội; đó cũng là một đặc trưng nổi bật của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa nói chung” (Văn Tâm). Nhưng đâu chỉ đơn thuần là một thủ pháp, đó là cả tấm lòng của Nguyễn Tuân. Yêu cái đẹp, tác giả đã bất tử hóa giây phút sinh thành của cái đẹp, bất tử hóa giây phút thiêng liêng – giây phút chuyển giao nhân cách – nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp. Người tử tù đang “dậm tô nét chừ”, đang dồn cả tâm hồn vào những dòng chữ cuối cùng của một đời người – lần cuối cùng khẳng định tài hoa khí phách của mình cho những người tri âm tri kỉ. Quản ngục vì xót xa trước tài năng bị hủy diệt mà xin chữ Huấn Cao. ông đã đạt được sở nguyện. Hạnh phúc được chiêm ngưỡng nghệ thuật thư pháp mà sao nghe lòng cứ rưng rưng.

Xây dựng nhân vật ngục quan đã hết lòng trân trọng, “giữ gìn đến cùng thái độ tôn kính rất mực trước thiên lương và thư pháp kiệt xuất của người tù”… “Nguyễn Tuân như đã cất lèn khúc vãn ca đối với một mảng văn hóa truyền thông mà đến thời Nguyễn chỉ còn vang bóng”. (Văn Tâm). Bất tử hóa văn hóa cổ truyền dân tộc, tác giả đã thể hiện “nỗi xót xa oán hờn thế cục Tây Tàu nhố nhăng đã phạm tội với văn hóa Việt). Thì ra, ý nghĩa sâu xa là ở đó. Thể hiện lòng yêu nước thiết tha kín đáo, đoạn văn rất giàu tính dân tộc. Đồng thời cũng rất giàu sắc thái thẩm mĩ. Tất cả hài hòa đan xen bằng cái TÂM, cái TÀI Nguyễn Tuân. Lớp lớp ý nghĩa trong một hành động, đoạn văn như bông hoa ngát hương cứ nở mãi trong lòng người đọc, làm “sáng lên những cái gì vốn đã trong sáng, lung linh”.

Xây dựng hành động cho chữ quản ngục và lời khuyên của Huân Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cuộc sông và những quan điểm nghệ thuật tiến bộ của mình – đó là sự thông nhất giữa cái TÂM và cái TÀI, cái ĐẸP và cái THIỆN – cái THIÊN LƯƠNG. Thể hiện tâm niệm của mình bằng nghệ thuật bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, khắc họa nhân vật – đó là một bằng chứng sông về cái TÂM, cái TÀI Nguyễn Tuân – mang bản sắc Nguyễn Tuân, “người ca sĩ của những vẻ đẹp”. Nó hướng con người tới vẻ đẹp thánh thiện với những chân lí nhân sinh cao cả. Nguyễn Tuân chính là một nhà tư tưởng – tài hoa, một nhà văn chân chính với thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ.

Cái TÂM, cái TÀI của người nghệ sĩ luôn đặt ra với muôn đời. Cái đẹp luôn là đích hướng tới của con người. Và bởi thế, lời khuyên của Huấn Cao sau khi cho chữ quản ngục – tiếng lòng Nguyễn Tuân, “người ca sĩ của những vẻ đẹp” gửi gắm – sẽ còn xanh mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
1
Kly
02/10/2022 16:23:59
+4đ tặng

Trong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...

Đó là một hiện tượng xã hội sống động, chứa đựng biết bao số phận cụ thể có bản chất “tổng hòa những quan hệ xã hội” rất chung mà cũng rất riêng, rất quen thuộc mà cũng rất mới lạ. Chính thể nghệ thuật là "bản sao" sinh động, toàn vẹn cuộc sống xã hội nhưng đã vượt khỏi nguyên mẫu, lung linh tài năng sáng tạo và thấm đượm "cái tâm” vì con người, vì "người hơn" của quần chúng lao động mà nghệ sĩ là đại diện trung thực. Một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao là kết quả của sự hòa quyện nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản: phản ánh chân thực đời sống xã hội, độc đáo, đặc sắc sáng tạo nghệ thuật tình cảm nhân đạo, với ý thức xã hội tiên tiến.

Nhu cầu hướng tới cái đẹp của con người luôn luôn mang tính khẳng định: con người cần phải đẹp "cả khuôn mặt, cả quần áo, cả tư tưởng" (Tsêkhôp), và toàn bộ các quan hệ xã hội với những hoạt động cụ thể của chúng cũng cần phải "theo quy luật của cái đẹp" (Mác).Vì vậy, cái đẹp có quyền tuyệt đối tồn tại phát triển. Cái đẹp là chuẩn mực, thước đo để định giá và định hướng, là lý tưởng thẩm mỹ mang tính phổ biến trong mọi lĩnh vực sống của con người nói riêng, của xã hội nói chung. Chỉ từ cái đẹp người ta mới có thể phủ đinh cái ác, cái giả, cái cũ. Trong nghệ thuật cái đẹp càng hiện ra đầy đặn, rực rỡ càng cơ sức lôi cuốn, cổ vũ, cảm hóa.

Trước cái đẹp của con người và cuộc sống được mô tả trong tác phẩm nghệ thuật, tình cảm, thị hiếu phán đoán và lý tưởng thẩm mỹ của công chúng được khơi nguồn và rộng mở trực tiếp, chính diện và có ảnh hướng rõ ràng. Cảm thụ cái đẹp là cảm thụ đặc biệt tích cực, khoái cảm trước cái đẹp là niềm hân hoan, sự say mê vừa sâu vừa lâu bền. Thật là lạ, các cụ xưa đắng cay trăm nỗi, thế mà vẫn ngâm ngợi bông sen, con cò, cô Tấm, chàng Thạch Sanh, ông Bụt. Vào những khi xã hội lắm đảo điên, đời người đầy rẫy tang thương, nhân dân trông đợi ở nghệ sĩ không chỉ phê phán thực trạng tăm tối, mà chủ yểu là soi tỏ cho họ niềm tin vào sức sống nhân văn. Những "kết thúc có hậu", "đại đoàn viên" trong văn chương ta xưa dường như là một tất yếu nghệ thuật, một nguyên tắc đạo lý nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội - thẩm mỹ, mà nếu thiếu vắng chúng người ta sẽ mất đi chỗ dựa vững chãi trong cuộc đời thực. Ngay cả những nghệ sỉ hiện thực "phê phán nồng nhiệt" vì "nỗi đau về con người" (Dobrôliubôp) cũng trăn trở tìm kiếm "con người tốt tuyệt vời" (Dôxtôiepxki), "con người mới" (Tsecnưsepxki), "niềm tự hào về con người", vì nghệ thuật cần "phù hợp với những đứa con của cách mạng" (Xtăngđan).Chính những nghệ sĩ đó đã tiếp nhận tự giác hay chưa thật tự giác tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa của quần chúng lao động, tư tưởng cách mạng trong xã hội đương thời. Không phải không từng có sự trùng khớp sóng đôi giữa sự rung chuyển tận gốc rễ xã hội và nghệ thuật sinh ra để đáp ứng yêu cần của sự rung chuyển đó: Đời sống không hiếm kỳ tích được lập nên do quần chúng tự giác, tự nguyện "gạt phăng hết đời tư nhỏ hẹp" để vươn tới thế giới mới đại đồng. Nghệ thuật nếu tựhào vào đám đông, vì đám đông, đương nhiên phải miêu tả "cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn" (Hồ Chí Minh) cái đẹp - anh hùng, cái đẹp - cao cả trong tầm vĩ mô hơn là dừng lại, đào sâu một bộ phận vi mô riêng lẻ. Đó là trường hợp văn thơ công xã Pari, nghệ thuật xô viết trong cách mạng tháng 10 và Chiến tranh vệ quốc, nghệ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Khẩu đại bác tương lai bao nhiêu milimet sẽ nhằm vào ta khi hôm nay ta bắn súng lục vào "thứ văn nghệ ngợi ca" đó.

Giờ đây từ công cuộc đổi mới xã hội sâu sắc và toàn diện những nhân tố mới, những kết quả bước đầu quan trọng, những con người của CNXH đích thực đã xuất hiện và nhân lên mạnh mẽ. Quần chúng tin rằng nghệ sĩ và nghệ thuật sẽ đi cùng chiêu và đi trước để ghi nhạn, gây men, dự báo, đinh hướng. Muốn vậy, trước hết, nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời nhìn thấy những cái mới mẻ. Nhưng sẽ không đơn giản một chút nào khi nhận thức và phản ánh cái mời, cái đẹp trong xã hội. Nhất là con người ngày nay năng động, cởi mở, nhảy vọt về tất cả mọi phương diện sống của nó, từ hoạt động thực tiễn, lối sống, nhân cách, lời nói đến ý thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm...

Tất nhiên, những thực thể hiện đại đó cũng phức tạp hơn, đa dạng hơn, nhiều ngõ ngách mê cung, nhiều nghịch lý “cái không thể trở thành cái có thể". Ở đây, sự hoạt động của cái đẹp, cái tốt, cái thật, cái mới không đứng ngoài những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của con người và xã hội. Đó chính là sự vận động của mọi cái đang tồn tại, những bước nhảy vọt của sự gián đoạn tính tiệm tiến, sự chuyển hoá thành mặt đối lập, sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới, như Lê nin đã nói. Vì vậy tách rời, cô lập cái mới, cái đẹp, cái tốt ra khỏi mối liên hệ môi trường khách quan quy đinh chúng và cơ thểtự vận động, phát triển chủ quan của chúng thì chúng chỉ là một cái xác thậm chí, một quà tặng vô duyên đối với công chúng. "Tô hồng” cũng có nghĩa là “đánh lừa", dù xuất phát từ ý định thành thật biểu dương, ca ngợi đến mức nào.

Dự cảm, dự báo không phải là độc quyền hay ưu thể tuyệt đối của riêng nghệ thuật. Và cũng như bất cứ tư tưởng khoa học tiên tiến nào, nó là cái vốn có của ý thứcthẩm mỹ chân chính khi nghệ sĩ nhận thức và phản ánh đúng đần nhũng điều trông thấy trong đời sống xã hội và xu hướng biển đổi tất yếu khách quan của nó. Nghệ thuật không chỉ tiên đoán, dự báo về sự nảy sinh, phát triển và chiến thắng của cái mới, cái đẹp mà còn dự đoán quá trình cái cũ, cái xấu sẽ tàn lụi, mất đi dù hôm nay nó đang hoành hành. Tính đi trước của tư tưởng khoa học ở chỗ chỉ ra con đường thực tiễn và cái đích, đi tới của sự phát triển xã hội do nắm bắt được những nhu cầu đã chín muồi của đời sống hiện thực, vì vậy, nó có ý nghĩa lớn lao trong việc hướng dẫn tổ chức và giáo dục quần chúng lao động và các lực lượng tiến bộ giải quyết những nhiệm vụ mới do chính đời sống thực tiễn đề ra. Còn nghệ thuật lại hình tượng hóa dự cảm để bộc lộ cụ thể, sinh động lý tường thẩm mỹ, trong đó cái đẹp cần cósẽ có vai trò trung tâm, hạt nhân hợp lý, tập trung và chi phối toàn bộ dự cảm nghệ thuật. Trong dự cảm này chất tư tưởng khoa học tiên tiến vê những quan hệ xã hội vừa là cơ sở khách quan trực tiếp vừa được hoà tan vào chất thẩm mỹ của cái đẹp được diễn tả. Đối với công chúng, dự cảm nghệ thuật đem lại chân lý, niềm tin của sự vươn tới về cái đẹp, gợi mở và thôi thúc hiện thực hóa nó thông qua sự tự thanh lọc, tự đồng hóa bằng chất men tình cảm vả ý thức xã hội của chủ thể thường thức.

Xét ở góc độ thẩm mỹ, cái đẹp trong nghĩa đầy đủ và sâu sắc nhất của nó dường như là cái cốt lõi của nhân bản, gốc rễ của chất người, bởi vì con người sáng tạo thế giới và sáng tạo mình "theo quy luật của cái đẹp". Những cái đẹp người và cái nhân bản không phải là cái thuần túy trừu tượng, phi xã hội -lịch sử do bản chất hiện thực của con người là một chỉnh thể "tổng hòa mọi quan hệ xã hội". Từ đó, cái đẹp nhân bản không thể không gắn bó chặt chẽ với tất cả những gì tác động qua lại với con người: đời sống kinh tế - xã hội, chỉnh trị, văn hóa, tư tưởng,...của một giai đoạn và thời đại của từng cộng đồng và tập đoàn xã hội nhất định và cả những điều kiện sống riêng của từng cá nhân, cá thể nào đó. Xét cho cùng, cái nhân bản, cái đẹp xã hội luôn mang tính cụ thể “chịu nhiều sự quy định" rất cụ thể, rất lịch sử và do đó chúng cũng biến đổi, phát triển trong sự phát triển chung toàn xã hội. Một xã hội thực sự cố tính loài, có nhân bản chỉ có thể tìm thấy ở xã hội cọng sàn chủ nghĩa với bước đi ban đầu của nó là xã hội chủ nghĩa. Do chính là thế giới của chủ nghĩa nhân đạo, nhân bàn thực sự, của "chủ nghĩa cộng sản” với tính cách là sự xóa bỏ một cách tích cực chếđộ tư hữu nhưlà sự tự tha hóa của conngười, và do đó coi như sự chiếm hữumột cách thực sự bản chấtcon ngườibởi con người và vì con người do đó, coi như việc con người xãhội, nghĩa là có tính chất người - sự quay trở lại này diễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển đã đạt được" (C.Mác). Prômêtê và Sơn Tinh, Anna Karênina và Thúy Kiều là nhân loại đang đi tìm cái toàn nhân loại trong từng nấc thang nghiệt ngã của sự tiến triển lịch sử - cụ thể. Những Sêchxpia, Huy gô, Bandăc, Lêôna đơ Vanhxi, Bethôven, Tônxtôi, Gôrơki, Nguyễn Du không phải là những nhà nhân đạo chủ nghĩa của thế kỷ XXI, mà là những đại biểu khổng lồ đấu tranh cho lý tưởng nhân bản trong những không gian và thời gian đương đại của họ, và chính vì vậy họ trở thành bất tử, vĩnh hằng trong dòng đời vô tận. Gần đây, người ta đã đội danh "chất người muôn thuở" đứng trên mọi xung đột xã hội để đánh đồng, đánh lộn, xóa sạch những cái vốn có ranh giới rõ ràng và đối lập trong mọi mặt của đời sống hiện thực. Người ta cũng treo biển "xem xét lại số phận và thiên chức con người" để mơn trớn, kích động những cái thấp hèn mà con người đích thực đang loại trừ hoặc co rút vào "bí ẩn vũ trụ riêng" để nhấm nháp, vuốt ve những mành tâm hồn tủn mủn, lạc lõng, thiếu hẳn một giá trị xã hội - thẩm mỹ cần thiết. Rút cục lại tất cả những cái mà người ta mệnh danh là "phát hiện", trở lại mình và "sáng tạo mới" trên đầy thực ra chỉ là sự vơ vào và nhai lại những "của nợ" mả cả lịch sử xã hội lẫn lịch sử nghệ thuật đã thải bỏ.

 

Trên tinh thần nghệ thuật hướng tới cái đẹp, cái nhân bản giá trị nhận thức - cảm hóa thẩm mỹ của nghệ thuật không loại trừ yêu cầu mô tả cái xấu, cái không nhân bản cái đối lập với cái đẹp và cái chất người. Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất đinh và do yêu cầu phê phán xã hội, đối với một số nghệ sĩ nào đó, cái xấu được phản ánh, mô tả trực tiếp và gần như là duy.nhất (như Gôgôn, Vũ Trọng Phụng đã làm). Ở đây, cái xấu, cái ác được mô tả là cái chướng ngại của sự phát triển con người, thù địch với những gì là chất người dù ở một phạm vi sinh hoạt nhỏ nhất của nó. Nhưng cái xấu, cái ác, dù ma quái "hấp dẫn", hoành hành ngang nhiên hay ẩn náu giấu mặt đến thế nào chăng nữa rút cục cũng không thoát khỏi định mệnh sòng phẳng là bị tiêu diệt, do mâu thuẫn bên trong của nó, do áp lực và sự trừng phạt của cái đẹp, cái tốt, cái mới. Chính nghệ thuật quá khứ, từ bi kịch cổ đại đến chủ nghĩa hiện thực phê phán đã thấm đượm tinh thần nhân đạo chiến đấu đến cách nhìn mang những nhân tố phủ định biện chứng nhất định.

Mô tả, phản ánh cái " không phải là chết người", nếu chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài, đơn giản, hoặc thổi phồng quá khích, tuyệt đối hoá như một tai họa vĩnh cửu, một bản chất duy nhất của xã hội với cái tâm thương vay hoặc thù hận, thì chỉ đem lại cho công chúng sự nhận biết hời hợt vô bổ, "lo âu" buồn nôn và “tuyệt vọng" trước cuộc sống đang cần phải vượt lên. Bôi đen thực chất là vi phạm tính chân thực nghệ thuật và tính chân thành của nghệ sĩ. Gốc rễ của thứ "sáng tạo bóng tối" này là cách nhìn đời qua tấm kính của một "linh hồn chết" không mảy may niềm tin vào con người với tư cách là chủ thể quyết định vận mệnh của chính nó và vì nó. Cơn khủng hoảng hiện nay của không ít khuynh hướng nghệ thuật tư sản là sự chối bỏ chúng của đông đảo quần chúng Phương Tây là một điều có thể cắt nghĩa được.

Quan điểm phê phán của chủ nghĩa nhân đạo đích thực bao giờ cũng gắn liền với sự xem xét thế giới trong tính cụ thể lịch sử, trong tính phát triển, đổi mới và cáchmạng. Việc định rõ bản chất, cấp độ và phạm vi của cái xấu, cái ác cái giả có ý nghĩa nhận biết và cảm hóa rất cụ thể, rất thực tiễn đối với quần chúng. Một sự mô tả và phê phán cái xấu bằng cặp mắt tùy tiện, trùm lấp hay mơ hồ sẽ không ra khỏi tầm nhìn của anh chàng Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại nhưng ai cũng nghĩ "nó chừa mình ra". Có hành động dại dột, lỗi thời vì chúng sinh đau khổ của hiệp sỉ Đônkihôtê, có bệnh tâm thần của giai cấp cầm quyền lầy lan đến tận tâm não anh cùng đinh A.Q có thời Ôblômôp và nhân cách cửa những linh hồn chết, có lão keo kiệt Grăngđê và người hùng hãnh tiến Saclơ, có Nghị Quế và có Xuân tóc đỏ, có Quỷ Mêphixtô và có bệnh sĩ của cậu giáo Thứ…Sự đa dạng, phong phú, phức tạp trong mô tả cái xấu cũng từ bản chất và cấp độ, phạm vi và vị trí của chính nó trong cuộc sống mà ra. Trước cái xấu được nghệ thuật trình diễn, quần chúng sẽ có được những gam cảm xúc tương ứng, hoặc căm giận, hoặc "vui vẻ tiễn biệt quá khứ" (Mác) hoặc “buồn bực đức hạnh" (Hêgen). Cuối cùng là, khi cảm nhận cái xấu, nhân dân ta nên cao hơn cái xấu và hướng tới cái tốt, cái đẹp. Nghệ thuật phán xét cái xấu một cánh đúng đắn chính là "bông hoa của văn minh, rau quả của tinh thần xã hội phát triển" (Biêlinxki).

Con đường nghệ sĩ tiếp cận cái đẹp trong đời thực và đưa nó vào nghệ thuật là không đơn giản. Điều đó đòi hỏi năng lực toàn diện của nghệ sĩ. Vấn đề là ở chỗ: Công chúng khi tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật không thề "chỉ thấy tối sầm” mà phải có được ánh sáng để "nhảy qua bóng tối" đi tới cuộc sống cần có. Thật là buồn phiền, mấy năm trở lại đầy, nền nghệ thuật của chúng ta lặn ngập quá sâu vào đời thường mà hiệu quả xã hội của nó thật ít ỏi. Những bông hoa nghệ thuật chưa mọc lên rực rỡ, tác giả có tầm cỡ chưa xuất hiện. Công chúng nghệ thuật vẫn chờ đợi và vẫn tin rằng xã hội của chúng ta, với những xúc cảm lớn nhất định sẽ kết tinh được các giá trị nghệ thuật xứng đáng với cuộc đời.

Ngọc Đặng
mình cảm ơn nhìu nhaaa
Ngọc Đặng
mình cảm ơn nhìu nhaaa
Ngọc Đặng
xin lỗi cái mình cần là đoan văn cơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư